Nội dung bài viết
Chóng mặt là tình trạng sức khoẻ khá nhiều người mắc phải, gây ra khá nhiều khó chịu và bất tiện cho những người bị bệnh. Vậy bị chóng mặt nên uống gì cho nhanh khỏi? Để tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc bị chóng mặt nên uống gì thì mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!

Tìm hiểu về triệu chứng chóng mặt
Xây xẩm chóng mặt là cảm giác mất phương hướng do mất cân bằng hoặc lâng lâng. Bệnh nhân có thể cảm thấy như sắp ngất, hoặc môi trường xung quanh họ đang di chuyển và quay vòng. Có hai tình trạng thường xảy ra cùng với chóng mặt là buồn nôn hoặc nôn. Chóng mặt thực chất chỉ là dấu hiệu của một số căn bệnh, chứ bản thân chóng mặt không phải là một bệnh. Điều trị tình trạng này khá đơn giản, chỉ cần biết bị chóng mặt nên uống gì, ăn gì là đủ.
Bị chóng mặt nên uống gì?
Trà gừng hoặc nước gừng
Chỉ cần bổ sung từ 1-1,5 gam gừng sẽ giúp ngăn ngừa đáng kể tình trạng chóng mặt, buồn nôn. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chứng minh rằng gừng có chứa một hoạt chất có tên gingerol, có khả năng kích thích lưu thông máu lên não. Để pha trà gừng cần chuẩn bị 2 thìa gừng tươi nạo, một chút mật ong, 2 cốc nước lọc. Đun sôi nước, đổ vào cốc chứa sẵn gừng tươi nạo nhỏ và ngâm trong 10 phút. Cho thêm mật ong, khuấy đều và thưởng thức. Trà gừng là một thức uống phù hợp với người bị chóng mặt.
Nước chanh
Vitamin C là một trong những dưỡng chất tốt nhất để ngăn chặn và phục hồi cơ thể sau các cơn chóng mặt. Vitamin này giúp cơ thể tỉnh táo, khoẻ khoắn nhanh chóng. Chanh là một loại quả chứa dồi dào vitamin C. Uống nước chanh sẽ giúp ích rất nhiều khi bị chóng mặt. Cách pha nước chanh là chuẩn bị 1 phần nước cốt chanh, 2 phần si-rô đường, 4 phần nước lọc. Hoà 3 thành phần vào với nhau, thêm đá lạnh và thưởng thức.
Nước pha mật ong
Khi chóng mặt, cơ thể cần được cung cấp năng lượng nhanh chóng vì trong mật ong có chứa rất nhiều các dinh dưỡng vô cùng cần thiết và tốt cho cơ thể như sắt, canxi, photpho, magie và vitamin B, C. Chuẩn bị mật ong, nước ấm và mật ong tuỳ khẩu vị với nước ấm và thưởng thức. Có thể thêm chanh hoặc dấm táo tuỳ thích.
Nước lọc
Thiếu nước chính là một nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt. Do nước chiếm tới 83% máu, nên khi cơ thể không được cấp đủ nước sẽ gây thiếu máu lên não, giảm huyết áp, đau đầu và chóng mặt. Trung bình lượng nước khuyến cáo cho mỗi người lớn là 2 lít. Nếu bạn chưa biết uống gì bớt chóng mặt, hãy uống ngay một cốc nước sẽ cải thiện tình trạng đáng kể.
Nước đường
Nước đường giúp tăng lượng đường trong máu đáng kể và giúp thân nhiệt cao hơn. Uống nước đường khi chóng mặt sẽ giúp cơ thể trở lại trạng thái cân bằng nhanh chóng. Vậy nên bạn không cần băn khoăn xem bị chóng mặt nên uống gì nhé!
Một số nguyên nhân gây chóng mặt
- Bệnh chóng mặt lành tính do tư thế (BPPV)
- Hạ đường huyết
- Huyết áp thấp
- Ảnh hưởng bởi tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc
- Vấn đề về tai trong
- Vấn đề về lưu thông máu
- Thiếu máu, đau nửa đầu hoặc lo lắng
- Say tàu xe
- Chấn thương đầu
- Một số bệnh như cảm lạnh thông thường
Bị chóng mặt nên bổ sung vitamin gì?
- Vitamin C: Việc bổ sung vitamin C có thể làm giảm chứng chóng mặt nếu bạn mắc bệnh Meniere. Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm cam, bưởi, dâu tây, ớt chuông.
- Vitamin E: Vitamin E có thể giúp duy trì tính đàn hồi của các mạch máu. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề lưu thông máu, giảm tối đa tình trạng chóng mặt do thiếu máu. Vitamin E có thể được tìm thấy trong mầm lúa mì, quả hạch, trái kiwi, rau bina
- Vitamin D: Vitamin D đã được chứng minh là giúp cải thiện tình trạng chóng mặt sau các cuộc tấn công của bệnh chóng mặt lành tính do tư thế (BPPV).
- Sắt: Nếu bạn thiếu máu thì nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt cho cơ thể để hạn chế tình trạng bị chóng mặt do thiếu chất sắt. Sắt có thể được tìm thấy trong thực phẩm như thịt đỏ, gia cầm, đậu, rau củ màu xanh lá cây đậm.