Nội dung bài viết
Bị chuột rút là thiếu chất gì?
Bị chuột rút rất có thể là do bạn thiếu Kali, canxi, magie, VitaminD và các loại khoáng chất,… Ngoài ra còn do thiếu nước, thiếu oxy đến các cơ. Thiếu các chất cần thiết cho quá trình tuần hoàn máu khiến cơ bị co lại. Nhiều người thắc mắc bị chuột rút thiếu chất gì thì sau đây chính là câu trả lời:
- Bị chuột rút do thiếu canxi
- Thiếu magie
- Thiếu Vitamin D
- Thiếu nước hoặc thừa nước cũng có nguy cơ bị chuột rút
- Bị chuột rút do thiếu khoáng chất
- Thiếu oxy đến các cơ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chuột rút
Bị chuột rút là thiếu chất gì? Khắc phục chuột rút về đêm
Bị chuột rút do thiếu canxi
Bạn sẽ bị hạ canxi máu khi cơ thể thiếu canxi. Khi bị hạ canxi máu một cách đột ngột. Người bệnh có thể bị co thắt cơ, chuột rút hoặc cứng cơ gây ra sự đau đớn và khó chịu.
Thiếu magie
Tình trạng hay bị chuột rút xảy ra do chức năng co giãn của cơ bắp bị rối loạn vì thiếu cả hai chất canxi và magie. Rất ít khi chúng ta bị thiếu hụt magie đến mức nghiêm trọng. Nhưng đây cũng là khoáng chất mà cơ thể không được nhận đủ do chế độ ăn thiếu các loại ngũ cốc, các loại đậu, rau xanh đậm và trái cây. Nếu muốn bổ sung canxi và magie cần xét nghiệm sinh hóa máu để kiểm tra và bác sĩ tư vấn.
Thiếu Vitamin D
Vitamin D: Vitamin D không trực tiếp tham gia vào hoạt động co giãn cơ. Tuy nhiên đây lại là khoáng chất giúp hấp thu và ổn định canxi trong máu để xương phát triển và khỏe mạnh. Do đó, thiếu vitamin D dẫn đến thiếu canxi. Khiến cho tình trạng hay bị chuột rút thường xuyên xảy ra hơn. Để bổ sung vitamin D cho cơ thể. Ngoài việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cần tăng cường các loại thực phẩm như sữa, gan, cá nhiều chất dầu.
Thiếu nước hoặc thừa nước cũng có nguy cơ bị chuột rút
Tình trạng thiếu hoặc thừa nước trầm trọng sẽ dẫn đến mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Điều này khiến các cơ dễ bị co thắt hơn dẫn đến hiện tượng chuột rút.
Khi hoạt động nhiều dưới trời nắng gắt, đổ mồ hôi nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước và muối khoáng. Từ đó dẫn đến những cơn co cơ hay chuột rút. Hiện tượng mất nước do luyện tập thường khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng nhiều hơn là các tác nhân vật lý.
Bị chuột rút do thiếu khoáng chất
Những khoáng chất như magie, kali đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể khỏe mạnh. Khi bị thiếu hụt các khóa chất này, cơ thể sẽ thường xuyên bị chuột rút hơn do mất cân bằng điện giải.
Thiếu oxy đến các cơ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chuột rút
Khi vận động mạnh, cơ thể cần phải sử dụng nhiều oxy, nhịp thở tăng khiến lượng oxy đưa đến các cơ bị giảm đi. Sự thiếu hụt oxy sẽ khiến các cơ dễ bị chuột rút.
Bên cạnh thiếu chất, còn có những nguyên nhân do tác động từ môi trường bên ngoài khiến ta bị chuột rút như:
- Căng thẳng, lo lắng
- Vận động quá sức
- Suy giảm hệ tĩnh mạch ở chân
Căng thẳng, lo lắng
Tâm trạng lo lắng quá mức sẽ khiến các hormone trong cơ thể bị rối loạn. Mất cân bằng hormone sẽ dẫn đến tình trạng tăng nhịp tim, tăng huyết áp gây ra hiện tượng chuột rút.
Vận động quá sức
Trường hợp này thường xuyên xảy ra ở các vận động viên hoặc những người lao động nặng nhọc. Tình trạng cơ bắp bị mỏi gây ra chấn thương sẽ dẫn đến hiện tượng chuột rút. Ngoài ra, việc vận động quá sức khiến lượng đường ở gan bị sụt giảm đột ngột cũng dẫn đến hiện tượng co cơ, chuột rút.
Suy giảm hệ tĩnh mạch ở chân
Có đến 70% trường hợp người thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm. Nguyên nhân suy giảm hệ thống tĩnh mạch ở chân. Sự tắc nghẽn máu tĩnh mạch khiến các cơ dễ bị kích thích. Gây ra hiện tượng chuột rút khi đang ngủ.
Khắc phục chuột rút về đêm
Cách xử trí khi bị chuột rút
Mỗi khi bị chuột rút nên tìm mọi cách làm cho hiện tượng đó giảm hoặc mất đi nếu không sẽ rất đau, rất khó chịu. Khi chuột rút ở cơ bắp chân thì cần duỗi thẳng chân ra và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân ra phía sau, ép mạnh một tay vào gót chân. Lúc mới áp dụng có thể thấy đau tăng lên. Nhưng ngay sau đó cơn đau sẽ giảm xuống do các cơ hết co thắt. Máu lại được lưu thông trở lại. Khi đã hết hiện tượng chuột rút nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bắp vừa bị co cứng để cho máu hoạt động lưu thông trở lại tránh xảy ra chuột rút tái diễn. Đồng thời cũng nên cố gắng đứng dậy đi hoặc lắc lư chân…
Cần làm gì để phòng chuột rút?
- Nên vận động các cơ bắp thật nhẹ nhàng, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ.
- Mỗi ngày nên tập vận động như đi bộ, tập xoa bóp cơ bắp, co duỗi và xoay cổ tay, cổ chân vài ba lần.
- Thường ngày có thể tập xe đạp tại chỗ hoặc tập kéo căng cơ bắp chân vài phút trước khi ngủ.
- Không nên tắm khi nước lạnh quá, nhất là tắm ở biển, bể bơi nước lạnh.
- Cần uống đủ lượng nước trong mộtngày/đêm (khoảng trên 1,5 – 2 lít).
- Nếu có bệnh đái tháo đường, loãng xương, bệnh tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh thực vật. Thiếu máu cần được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị sớm.