Bột ngọt làm từ nguyên liệu gì?
Thành phần chính của bột ngọt là Glutamate (Axit glutamic), một Axit amin cấu thành nên chất đạm và chiếm khoảng 10% hàm lượng Axit amin từ Protein ăn hàng ngày. Bột ngọt được sản xuất bằng phương pháp lên men tự nhiên bằng những nguyên liệu như mía, sắn, khoai mì. Nhiều người thắc mắc bột ngọt làm từ nguyên liệu gì, dựa trên nguyên lí muốn tìm một vị ngọt như thịt cho những bữa ăn trong gia đình, người ta đã chế biến ra bột ngọt vào năm 1909. Từ đó, nó trở thành một trong những gia vị không thế thiếu trong bất kỳ một gian bếp nào.
Được biết Năm 2001, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) đã đưa ra kết luận: Bột ngọt là thực phẩm an toàn, Bộ Y tế Việt Nam xếp bột ngọt vào “Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”.

Ăn bột ngọt nhiều có gây hại không?
Ăn nhiều bột ngọt gây tăng huyết áp
Hàm lượng natri trong bột cao, mà đặc tính của natri là háo nước nên khi ăn nhiều sẽ làm cho cơ thể mất nước. Phải uống nhiều nước. Nước thấm thấu vào máu nhiều làm tăng áp lực máu trong cơ th. Từ đó gây tăng huyết áp.
Ăn nhiều bột ngọt gây nhức đầu
Sử dụng nhiều bột ngọt trong các món ăn. Lâu ngày sẽ dẫn đến các cơn đau đầu vì bột ngọt sẽ làm tăng nguy cơ phản ứng với tác dụng phụ. Biểu hiện đau đầu xảy ra sau khi ăn khoảng 15 đến 30 phút.
Ăn nhiều bột ngọt gây các bệnh tim mạch
Bột ngọt có tác dụng kích thích vị giác tăng cảm giác ngon miệng. Với những người dị ứng bột ngọt nếu ăn phải món ăn chứa nhiều bột ngọt sẽ dẫn tình trạng tim đập nhanh và có cảm giác đau lồng ngực.
Ăn nhiều bột ngọt gây hen suyễn
Với những người có sức khoẻ yếu hoặc bị hen thì khi ăn phải món ăn chứa nhiều bột ngọt sẽ gây ra tình trạng khó thở. Nếu tình trạng nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn cho thấy bột ngọt ảnh hưởng xấu đến tế bào não và hệ thần kinh trung ương.
Ăn nhiều bột ngọt có nguy cơ ung thư dạ dày
Bột ngọt khi sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến các chất oxy chống lại ung thư ở dạ dày. Các chất này suy giảm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Ở Ấn Độ là nước có số người mắc bệnh ung thư dạ dày cao do ăn quá nhiều bột ngọt hằng ngày.
Hướng dẫn sử dụng bột ngọt đúng cách
Thêm vào món ăn đúng lúc
Theo kinh nghiệm nấu nướng của các đầu bếp chuyên nghiệp, muốn nêm nếm bột ngọt cho món ăn ngon, thêm đậm đà. Nên chọn 2 thời điểm:
- Lần 1 – khi ướp: nêm bột ngọt vào món ăn và ướp nó khoảng 15 phút trước khi nấu cho ngấm gia vị.
- Lần 2 – khi sắp hoàn tất món nấu: nêm nếm bột ngọt để giúp tổng hòa hương vị các nguyên liệu, giúp món ăn có vị cân đối hài hòa.
Tránh thêm trực tiếp lên các món đang chiên, nướng
Bột ngọt cần tránh sử dụng ở nhiệt độ cao. Khuyến cáo là nên dùng nó với mức nhiệt dưới 120 độ C để đảm bảo an toàn nhất.
Với các món canh, kho hay xào thì mức nhiệt không quá cao. Bạn có thể chọn “2 thời điểm vàng” để thêm bột ngọt vào món ăn như đã nói ở trên.
Riêng với các món chiên và nướng, nhiệt độ có thể lên tới 170 – 250 độ C. Vậy nên bạn không nên thêm bột ngọt lên bề mặt các món đang chiên hay nướng. Nếu muốn, hãy ướp chúng với bột ngọt trước khi nấu thôi nhé.
Không thêm vào các món chua
Acid trong các món chua khiến bột ngọt không thể hòa tan và thay đổi thành phần. Làm cho món ăn không chỉ bị biến đổi mùi vị mà còn dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nội tạng của cơ thể người dùng.
Vậy nên bạn lưu ý không thêm bột ngọt vào các món chua nhé.
Không thêm vào các thực phẩm có vị ngọt tự nhiên
Tôm, trứng, cà chua, củ cải… Các nguyên liệu có vị ngọt tự nhiên khi chế biến bạn không nên thêm bột ngọt. Bột ngọt sẽ không chỉ làm mất độ ngọt tự nhiên của những thực phẩm này mà còn khiến chúng đổi vị và trở nên khó ăn.
Không ăn quá nhiều
Một người trưởng thành 1 ngày không nên dùng quá 6 gram bột ngọt. Quá lượng này cơ thể sẽ dễ sinh phản ứng như đau đầu, sốt, buồn nôn. Lượng đường trong máu cao và các triệu chứng khác.
Ngoài ra, người cao tuổi và bị cao huyết áp, viêm thận, phù nề nên cẩn thận khi dùng bột ngọt để tránh tác động xấu tới sức khỏe.