Các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày hiệu quả
Các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày hiệu quả dễ tìm ngay trong vườn nhà bạn như nha đam, lá mơ, lá tía tô, lá trầu không, lá khôi tía, lá ổi, lá cỏ lào,… Sau đây là cụ thể hơn các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày:
- Nha đam – lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày dễ kiếm
- Lá mơ lông trị trào ngược dạ dày
- Lá tía tô chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả
- Chữa trào ngược dạ dày bằng lá cây xăng sê
- Dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày
- Lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày – Lá hoàn ngọc
- Lá khôi tía
- Lá ổi chữa trào ngược dạ dày
- Lá cỏ lào
Nha đam – lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày dễ kiếm
Nha đam từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Nha đam có vị ngọt, tính hàn, có thể giảm bài tiết acid dạ dày, cân bằng hệ tiêu hóa. Bạn có thể dùng nha đam để trị chứng trào ngược dạ dày bằng cách:
- Cách 1: Ngâm phần thịt nha đam với mật ong và mỗi ngày dùng 2 thìa vào bữa tối.
- Cách 2: Nấu thịt nha đam với củ nghệ vàng, sau đó chắt lấy nước uống trước các bữa ăn trong ngày.
Lá mơ lông trị trào ngược dạ dày

Lá cây mơ lông từ xa xưa đã được sử dụng để điều trị các bệnh đường tiêu hóa. Đây cũng là một loại lá dễ tìm, nhiều nhà trồng trong vườn. Bạn có thể dùng mơ lông trị chứng trào ngược dạ dày bằng cách:
- Cách 1: Ăn sống như một loại rau mỗi ngày.
- Cách 2: Hấp cách thủy mơ lông với mật ong.
- Cách 3: Hấp cách thủy lá mơ lông, trứng gà và gừng tươi thái chỉ để ăn khoảng 3 lần mỗi tuần.
Lá tía tô chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả
Tía tô cũng là một trong những loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày dễ kiếm. Loại lá này có thể điều tiết lượng acid dạ dày, làm lành tổn thương trong niêm mạc dạ dày, giảm triệu chứng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn khó chịu…
Cách sử dụng như sau:
- Cách 1: Ăn sống lá tía tô như một loại rau thơm hàng ngày.
- Cách 2: Nấu nước lá tía tô uống hàng ngày.
- Cách 3: Uống nước cốt lá tía tô tươi.
- Cách 4: Thêm lá tía tô vào các món ăn hàng ngày.
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá cây xăng sê
Cây xăng sê còn được gọi là khôi đốm, lá ngũ sắc, về hình dáng bên ngoài rất dễ bị nhầm lẫn với cây khôi tía. Tuy nhiên bạn có thể phân biệt hai loại cây này dựa trên các đặc điểm như cây xăng sê lá trơn không có lông, lá dày và không có răng cưa.
Ngoài công dụng chữa trào ngược dạ dày, loại cây này còn được sử dụng trong hỗ trợ khắc phục chứng đau dạ dày. Do lá cây chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là quercetin. Những chất này có thể ngăn chặn sự lan rộng của viêm nhiễm, tránh tình trạng tổn thương trong dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời tham gia diệt hại khuẩn Hp.
Dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày
Lá trầu không có tính kháng khuẩn tự nhiên, có thể hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày hiệu quả. Hoạt chất Tanin trong lá trầu giúp phục hồi nhanh chóng tổn thương trong niêm mạc dạ dày. Nó cũng có tác dụng kiểm soát sự sinh sôi của vi khuẩn HP – một “thủ phạm” gây trào ngược dạ dày thực quản.
Cách sử dụng lá trầu không như sau:
- Cách 1: Dùng lá trầu không hãm nước uống hàng ngày.
- Cách 2: Ăn trực tiếp lá trầu không.
- Cách 3: Dùng lá trầu không xay với muối đắp lên bụng kết hợp massage bụng đều tay.
Lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày – Lá hoàn ngọc
Cây hoàn ngọc là một loại cây dược liệu quý, mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe như chữa bệnh huyết áp, thiếu máu não, bệnh trĩ, cảm cúm, các vấn đề về tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,… Người ta còn gọi cây hoàn ngọc là cây thần dưỡng sinh, lan điền, cây nội đồng, trạc mã,…
Lá cây hoàn ngọc chứa các chất kháng khuẩn, kháng nấm như sterol, đường khử, carotenoid, flavonoid,… Nhờ đó giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng khó chịu do tình trạng trào ngược hoặc các vấn đề về tiêu hóa khác gây ra cho cơ thể.
Lá khôi tía
Với hàm lượng tanin, glycosid khá cao, lá khôi tía cũng là một loại lá cây chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả. Chúng có tác dụng kháng viêm, làm lành vết loét, giảm nồng độ acid trong dạ dày. Cách dùng như sau:
- Cách 1: Lấy lá khôi tía sắc nước uống.
- Cách 2: Sắc 60g lá khôi tía với 12g khổ sâm, 40g bồ công anh và 20g cam thảo tây lấy nước uống trước 3 bữa ăn hàng ngày.
Lá ổi chữa trào ngược dạ dày
Lá ổi có chữa các hoạt chất vừa có thể kháng viêm, vừa có thể ổn định nồng độ acid dạ dày như flavonoid, tanin, saponin… Bạn có thể dùng lá ổi để khắc phục chứng trào ngược dạ dày bằng cách sắc 50g lá ổi non với 200g gạo lứt và nửa lít nước để uống hàng ngày.
Lá cỏ lào
Lá cỏ lào với các thành phần alcaloid, tanin rất tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Sát trùng, cầm máu, kháng viêm, ức chế vi khuẩn là những tác dụng điển hình của loại cỏ này. Cách dùng như sau: Dùng 30g lá khôi sắc cùng 20g cỏ lào, 5g tam thất, 20g dạ cẩm để uống hàng ngày.
Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản
Thông thường, bệnh sẽ có những dấu hiệu phổ biến sau:
- Ợ chua: Ợ chua thường đi kèm với ợ nóng. Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh này. Nhất là khi bạn vừa ăn no, bị khó tiêu hoặc không có thời gian nghỉ ngơi.
- Ợ hơi: Ợ hơi thường xảy ra khi đói. Nó cũng thường xảy ra khi bạn ăn no hoặc khó tiêu.
- Buồn nôn, nôn: Thường đi kèm với triệu chứng này là cảm giác nghẹn thức ăn. Những người bị trào ngược dạ dày cũng rất dễ bị say tàu, xe, dễ ốm nghén,…
- Đau tức ngực: Nguyên nhân là do sự kích thích những sợi dây thần kinh đi qua vùng ngực. Việc đau tức ngực khi bị trào ngược rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh liên quan đến tim mạch.
- Khó nuốt: Đây là biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược dịch mật khiến bạn đắng miệng. Bên cạnh đó, khi axit dạ dày trào lên có thể khiến bạn sưng thực quản nên việc nuốt thức ăn sẽ khó khăn hơn. Làm bạn ăn không ngon, chán ăn, giảm cân,…
Một số triệu chứng khác như ho, khàn giọng, tiết nước bọt nhiều: Nguyên nhân là do axit dạ dày trào ngược mang lại. Axit dạ dày khi ợ sẽ trào lên và theo phản xạ tự nhiên, nước bọt sẽ tiết nhiều, dây thanh quản sưng khiến bạn bị ho, khản tiếng,…