Cách nấu xôi bột lá cẩm tím bằng nồi cơm điện
Không ngâm nếp
Bạn chỉ cần vo sạch gạo nếp thật sạch và vớt ra, xóc với một chút muối. Cho gạo đã vo cùng với nước lá cẩm tím vào nồi cơm điện nấu. Yếu tố quyết định sự thành bại của cách nấu xôi lá cẩm tím bằng nồi cơm điện là bạn phải biết canh mực nước hợp lý, chỉ cần đổ nước lá cẩm tím xăm xắp mặt gạo nếp là được. Khi nồi cơm nhảy nút sang chế độ hâm nóng, tức là nước trong nồi đã cạn, bạn có thể lấy đũa xới nhẹ xôi lên để xôi nếp trên và dưới được đảo đều.

Ngâm gạo nếp trước
Gạo nếp vo sạch qua nước, chú ý nên vo nhẹ tay và đừng vo quá kỹ làm vỡ hạt nếp. Để xôi đậm đà hơn xóc gạo nếp đã vo với một chút xíu muối. Sau đó, ngâm gạo nếp đã vo với nước lá cẩm tím từ 15-30 phút với tỉ lệ là 500g gạo nếp thì ngâm với 300ml nước lá cẩm tím. Khi gạo nếp ngâm đã đủ thời gian cho cả gạo nếp và nước lá cẩm đã ngâm vào nồi cơm điện nấu. Khi đổ vào nồi bạn sẽ thấy nước khá ít nhưng đừng lo vì nước lá cẩm đã rút vào trong nếp. Nhấn nút và đợi khi nồi cơm điện chuyển sang chế độ hâm là xôi đã chín.
Một số công thức công thức nấu xôi lá cẩm tím bằng nồi cơm điện
Cách nấu xôi lá cẩm tím đậu xanh bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu làm
- Gạo nếp 500 g
- Lá cẩm tươi hoặc bột lá cẩm
- Đậu xanh cà vỏ 100 g
- Lá dứa 50 g
- Đường trắng 50 g
- Nước cốt dừa lon 500 ml
Cách làm
Gạo nếp và đậu xanh vo sạch để loại bỏ tạp chất, đãi sạch với vài lần nước rồi để ráo sau đó trộn đều với chút muối cho xôi đậm đà.
Nấu nước lá cẩm
Đun sôi khoảng 300ml nước trong 1 chiếc nồi. Khi nước sôi thì cho lá cẩm vào đun với lửa nhỏ 10 – 15 phút sau đó lọc qua rây để thu được nước lá cẩm lần 1. Cho phần bã lá cẩm vào đun tiếp 5 phút với 100ml nước nữa trong 5 phút rồi lại lọc qua rây lần 2 là bạn sẽ có phần nước lá cẩm màu tím.
Nếu không tìm được lá cẩm tươi bạn có thể sử dụng sản phẩm bột lá cẩm tím của Las vừa tiện lợi lại đơn giản. Đối với bột lá cẩm tím của Las, bạn chỉ cần cho khoảng 10g bột với 1-2 lít nước sôi, để 30 phút cho lắng rồi lọc bỏ cặn là có thể sử dụng.
Bạn nên ngâm phần gạo nếp đã ngâm đạt với nước lá cẩm vòng 20 phút trước khi nấu để xôi lên màu đẹp.
Nấu xôi
Xếp lá dứa đã rửa sạch, cắt khúc xuống đáy nồi. Tiếp theo đổ cả phần gạo nếp và nước ngâm vào nồi cơm điện. Lúc này tùy theo lượng nước hiện tại cũng như loại gạo mà bạn căn chỉnh lượng nước để nấu cho vừa đủ. Tốt nhất là nên cho phần nước xăm xắp gạo là được. Khi nồi cơm điện nhảy nút là xôi đã chín.
Nấu đậu
Nên nấu xôi có thể đi nấu đậu để tiết kiệm thời gian. Cho đậu xanh vào nồi, đổ nước ngập xăm xắp nước sôi rồi chỉnh lửa nhỏ để đậu chín đều.
Khi đậu chín dùng vá nghiền nhuyễn đậu xanh với đường. Đậu xanh sau khi nghiền thì đỏ lên chảo và 1 chút dầu ăn sên cho đến khi đậu ráo không còn dính vào vá là được.
Thành phẩm
Khi xôi chín nhặt bỏ lá dứa dưới đáy nồi, cho thêm đường tùy khẩu vị và nước cốt dừa tùy theo khẩu vị là có thể thưởng thức.
Cách nấu xôi lá cẩm tím khoai môn bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu
- Gạo nếp 600g
- Khoai môn 300g
- Đường 70g
- Nước cốt dừa 100ml
- Bột lá cẩm tim 9-10g
- Dừa nạo, muối vừng, lạc rang
Cách thực hiện:
Ngâm gạo nếp với nước nóng, để từ 2-3 tiếng cho nở.
Khoai môn gọt sạch vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn. Luộc khoai đã cắt trong 10 phút, nhớ cho thêm một chút xíu muối, vớt ra và để ráo.
Cho gạo nếp đã ngâm đạt, khoai môn và nước lá cẩm vào xăm xắp rồi nhấn nút.
Khi nồi cơm điện nhảy nút là xôi đã chín, bạn mở ra cho nước dừa vào trộn đều, nên xới nhẹ tay để khoai không bị bể nát.
Cho nước cốt dừa vào khi xôi đã chín, bật nút nấu cơm thêm một lần nữa
Nạo dừa trộn với đường, cho thêm nước và bắc lên bếp sên đến khi cạn nước
Xới xôi ra đĩa, rắc vừng rang, dừa nạo đã sên lên trên và thưởng thức
Một số lưu ý khi nấu xôi lá cẩm tím bằng nồi cơm điện
- Sau khi nồi cơm nhảy nút lần đầu tiên bạn không nên mở nắp ngày mà nên chờ từ 10-15 phút để xôi chín đều. Nếu mở nắp quá sớm thì xôi mới chín tới nên bị sượng, không được mềm.
- Trong quá trình nấu xôi bằng nồi cơm điện bạn không được mở nắp để xem vì làm mất đi độ nóng, xôi không chín.
- Bạn nên chọn gạo nếp ngon, hạt to mẩy, đều hạt thì xôi nấu ra mới dẻo ngon. Đừng chọn nếp đã cũ, mọt, hạt bị gãy, ngả màu.
- Khi trộn xôi với nước cốt dừa nên trộn đều tay để xôi ngấm đều mà không bị nhão. Công đoạn này sẽ khiến xôi của bạn béo và thơm hơn.
- Tỷ lệ gạo nếp với nước lá cẩm là 1:1 để xôi nấu ra dẻo ngon, không bị nhão.