Cách sơ chế nấm đông cô tươi

Cách sơ chế nấm đông cô tươi

Cách sơ chế nấm đông cô tươi đơn giản nhất mà không làm mất chất dinh dưỡng là nấm đông cô tươi mua về rửa thật nhẹ nhàng, cắt bỏ đi những bộ phận bị hư, bị mục rữa hoặc những chỗ có vết bẩn, quá cứng cũng nên cắt bỏ đi luôn. Bạn nên tỉa một hình chữ thập trên đầu nấm đông cô tươi để khi chế biến, nêm nếm thì gia vị sẽ thấm đều vào thân nấm hơn.

Chú ý rằng khi dùng nấm đông cô tươi để nấu ăn thì không nên ngâm nấm trong nước như nấm đông cô khô. Vì khi nấu nấm lên sẽ bị nhanh mềm nhũn ra không còn dai ngon nữa.

Cách sơ chế nấm đông cô tươi
Cách sơ chế nấm đông cô tươi

Nấm đông cô kị gì?

Nấm đông cô kị nấu bằng nồi, chảo nhôm, kị khi dùng chung với các thực phẩm, đồ uống lạnh.

Nấm đông cô kị nấu bằng nồi, chảo nhôm

Các đầu bếp luôn được học rằng không dùng nồi chảo nhôm để nấu nấm. Các hoạt chất có trong nấm sẽ tác động với nhôm tạo nên phản ứng và làm nấm chuyển màu thâm đen.

Nấm phản ứng biến chất và màu sắc có thể gây ngộ độc hay không tốt cho sức khỏe. Chính vì thế không dùng nồi chảo nhôm để kho, xào, chiên nấm đông cô. Thay vào đó dùng các vật dụng inox hay nồi thố đất, điều này đúng với nhiều loại nấm

Nấm đông cô kị dùng chung với đồ lạnh

Nấm đông cô kị khi dùng chung với các thực phẩm, đồ uống lạnh. Vì thế khi ăn nấm bạn không nên uống các loại nước giải khát lạnh. Điều này giúp bạn tránh bị lạnh bụng, đau bụng hay khó chịu sau khi ăn uống.

Công dụng nấm đông cô

Thích hợp dùng cho người ăn chay

Nấm đông cô có giá trị dinh dưỡng rất cao nên được sử dụng rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Hàm lượng chất đạm có trong nấm đông cô rất nhiều nên thường được dùng thay cho thịt.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26938194/

Hợp chất D- Eritadenine là hợp chất có khả năng giảm lượng Cholesterol trong máu, bên cạnh đó hợp chất này còn tạo năng lượng cho các tế bào tim, giúp kiểm soát nồng độ Cholesterol và hệ tim mạch được khoẻ hơn.

Tăng cường khả năng hấp thụ

Các vitamin B2, B3, B5, B6 có trong nấm đông cô giúp quá trình chuyển hoá thực phẩm sang năng lượng được hiệu quả hơn, cải thiện khả năng tạo hồng cầu trong máu. Chỉ cần 4 nón nấm mỗi ngày là có thể cung cấp đủ vitamin B6 cho cơ thể.

Tăng cường sức đề kháng

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27020147/

Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học đã chỉ ra chất Lentinan trong nấm đông cô có khả năng hạn chế một loại enzym gây ung thư có tên là cytochormoe P450 1A. Nấm đông cô hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Không những vậy, Lentinan còn có khả năng giúp những người bị lao phổi chống lại độc tố vi khuẩn lao. Nếu sử dụng 1g/ ngày, mỗi tuần 2 lần thì có thể ngăn chặn hoàn toàn độc tố của vi khuẩn lao trong cơ thể nhờ tỷ lệ opsonin trong máu cao.

Hỗ trợ chống oxy hóa

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24168107/

Vitamin A, Vitamin C, L-ergothioneine là những vi chất dinh dưỡng chống oxy hoá một cách hiệu quả cho cơ thể.

Hỗ trợ giảm cân

Không phải ngẫu nhiên mà nấm đông cô thường xuất hiện ở những khẩu phần ăn dành cho người giảm cân. Bởi loại nấm này có chứa nhiều chất xơ và nước khiến cho cơ thể có cảm giác no hơn.

Cải thiện sức khỏe làn da

Trên thực tế, axit kojic chiết xuất từ nấm đông cô được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm chăm sóc da, giúp cho làn da trắng và có độ đàn hồi tốt hơn.

Nguồn Vitamin D tuyệt vời

Tất cả chúng ta đều biết rằng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tốt nhất. Nhưng vẫn có thể nhận được một lượng kha khá loại vitamin quan trọng này từ nấm đông cô. Vitamin D rất quan trọng cho sự hình thành xương và răng khỏe mạnh. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch cũng như các bệnh tự miễn dịch. Vitamin này cũng cần thiết cho sự hấp thụ và chuyển hóa bình thường của phốt pho và canxi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *