Nội dung bài viết
Có nên ăn sữa chua vào bữa sáng hay không?
Không nên ăn sữa chua vào buổi sáng lúc bụng đang đói. Lý do là tỉ lệ sống của các vi khuẩn có lợi trong sữa chua có mối liên hệ với độ kiềm toan trong dạ dày và đường ruột. Chúng dễ dàng phát triển nhanh trong môi trường hơi toan nhưng lại khó sống sót nếu toan mạnh. Lúc bụng đói, độ toan trong dạ dày cao nếu lúc này bạn ăn sữa chua các vi khuẩn có lợi sẽ không sống sót được trong môi trường dịch vị có tính toan mạnh vì thế nó sẽ khiến tác dụng của sữa chua giảm. Nhiều bạn thắc mắc có nên ăn sữa chua vào bữa sáng hay không thì nếu bạn là người bị bệnh về dạ dày không nên ăn sữa chua lúc đói vì nó có thể khiến cơn đau của bạn mạnh hơn.

Tuy nhiên, chúng ta có thể ăn sữa chua sau khi đã ăn sáng khoảng 30 phút. Điều này là vô cùng có lợi cho hệ tiêu hóa do các lợi khuẩn lúc này sẽ “làm việc” một cách hiệu quả. Sau đây là một số lợi ích ăn sửa chua sau bữa ăn sáng:
- Làm dịu hệ tiêu hóa
- Tăng cường khả năng miễn dịch
- Giảm huyết áp cao
- Ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo
- Xương chắc khỏe hơn
- Giúp phục hồi nhanh hơn sau khi tập luyện
- Thúc đẩy giảm cân
- Chống sâu răng
Làm dịu hệ tiêu hóa
Sữa chua tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru. Vì vậy, tiêu thụ loại thực phẩm này hàng ngày vào buổi sáng có thể bảo vệ ruột và hệ tiêu hóa khỏi độc tố cũng như vi khuẩn xấu. Ngoài ra, ăn sữa chua cho bữa sáng còn làm dịu hệ thống tiêu hóa bị viêm và có thể điều trị chứng đau dạ dày.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Sữa chua có khả năng chống lại các vi trùng gây bệnh và bảo vệ đường ruột được khỏe mạnh. Hơn nữa, các đặc tính tăng cường miễn dịch có trong sữa chua là nhờ chứa các khoáng chất như magiê, kẽm và selen.
Giảm huyết áp cao
Việc tiêu thụ nhiều muối có thể dẫn đến tăng huyết áp và các vấn đề về thận. May mắn thay, kali trong sữa chua có khả năng thải lượng natri dư thừa ra ngoài cơ thể, từ đó giúp giảm huyết áp và thúc đẩy một trái tim khỏe mạnh.
Ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo
Sữa chua đặc biệt tốt cho phụ nữ vì giúp ngăn ngừa sự phát triển của nhiễm trùng nấm men. Vi khuẩn Lactobacillus acidophilus có trong sữa chua không chỉ kiểm soát sự phát triển của nhiễm trùng trong cơ thể mà còn hỗ trợ tiêu diệt nhiễm trùng nấm men.
Xương chắc khỏe hơn
Một cốc sữa chua chứa 275 mg canxi và bổ sung một lượng canxi hàng ngày vào buổi sáng sẽ giúp xương chắc khỏe. Đồng thời duy trì mật độ xương ổn định.
Giúp phục hồi nhanh hơn sau khi tập luyện
Sữa chua là một món ăn nhẹ tuyệt vời sau khi tập luyện. Bởi protein trong thực phẩm này cung cấp các axit amin để cơ bắp tự phục hồi. Do đó, sau khi tập luyện, hãy tiêu thụ sữa chua để tăng mức năng lượng trong cơ thể.
Thúc đẩy giảm cân
Sữa chua có hàm lượng calo thấp, có thể giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Chất béo nằm xung quanh eo tạo ra hormone cortisol, hormone này khiến cơ thể tích tụ nhiều mỡ bụng hơn. Thế nhưng, khi tiêu thụ sữa chua, canxi sẽ báo hiệu các tế bào mỡ bơm ra ít cortisol hơn. Nhờ đó có thể giúp bạn giảm cân.
Chống sâu răng
Sữa chua có thể chống lại sâu răng ăn mòn men răng. Ngoài ra, món ăn này còn chứa axit lactic, giúp bảo vệ nướu răng khỏi vi trùng và các mảnh thức ăn không mong muốn.
Ăn sữa chua vào thời điểm nào trong ngày?
Cách tốt nhất là bạn nên ăn sữa chua vào 1 – 2 tiếng sau bữa ăn chính. Lúc này dịch vị trong dạ dày được làm loãng, độ axit trong dạ dày thích hợp nhất cho việc phát triển của axit lactic.
Ngoài ra, bạn nên uống sữa chua vào buổi tối trước khi đi ngủ để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể. Từ đó giúp giấc ngủ của bạn ngon và đi sâu hơn.
Bên cạnh đó, việc ăn sữa chua buổi tối sẽ là thời điểm cực kỳ tốt để hàm lượng canxi trong sữa chua được hấp thụ vào cơ thể. Thời gian thích hợp nhất dể ăn đó là từ 19 giờ 30 phút – 21 giờ 30 phút. Nếu ăn sữa chua lúc đêm muộn hoặc rạng sáng sẽ bị các yếu tố khác ảnh hưởng, ngăn cản quá trình hấp thụ canxi. Trường hợp bạn ăn tối muộn, thì hãy ăn sữa chua ít nhất là khoảng 1 tiếng sau ăn.