Nội dung bài viết
Có nên uống nước cam trước khi đi ngủ hay không?
Không nên uống nước cam trước khi đi ngủ vì có thể dẫn đến nguy cơ sỏi thận, tiểu đường và tiểu đêm. Buổi tối là lúc cơ thể nghỉ ngơi và không tiêu tốn năng lượng nên uống nước cam có thể gây dư thừa năng lượng, tích tụ khoáng chất sẽ làm mất tác dụng giảm cân và khiến bạn có thể tăng cân. Nhiều người thắc mắc có nên uống nước cam trước khi đi ngủ hay không? Sau đây là 3 ảnh hưởng dễ thấy nhất:
- Nước cam lợi tiểu gây mất ngủ
- Dễ hình thành sỏi thận
- Hư men răng
Có nên uống nước cam trước khi đi ngủ không?
Nước cam lợi tiểu gây mất ngủ
Nước cam cũng có tính lợi tiểu tự nhiên. Do đó bạn cũng cần tránh tiêu thụ loại đồ uống này vào ban đêm vì nó có thể làm tăng tần suất đi tiểu, dẫn đến phá vỡ chu kỳ giấc ngủ bình thường và khiến bạn bị mất ngủ.
Dễ hình thành sỏi thận
Uống nước cam vào ban đêm làm hình thành sỏi thận cao hơn do sự tích tụ của các khoáng chất dư thừa.
Hư men răng
Uống nước cam vào buổi tối trước khi đi ngủ còn ảnh hưởng đến men răng. Nếu không vệ sinh răng miệng kĩ sau khi uống nước cam, men răng sẽ bị hư do lượng đường trong cam khá cao.
Uống nước cam vào thời điểm nào là phù hợp?
Uống nước cam vào buổi sáng khi ngủ dậy là điều không nên vì qua một đêm dạ dày của bạn dường như đã trống rỗng, axit trong nước cam có thể gây hại cho dạ dày. Hơn nữa hàm lượng đường trong cam khá cao, nên sau khi ăn sáng xong bạn uống nước cam ngay sẽ khiến đường bị lên men, gây sình hơi và tức bụng. Điều này gây cảm giác khó chịu cho bạn.
Vì vậy thời điểm tốt nhất để uống nước cam là từ 1-2 giờ đồng hồ sau bữa ăn khi cơ thể không quá đói cũng không quá no. Và mỗi ngày không nên uống quá 200ml nước cam (đối với người lớn). 80ml (đối với phụ nữ mang thai) và không quá 80-100 ml (đối với trẻ em).
Ngoài ra cần lưu ý không nên để nước cam quá lâu trong tủ lạnh hay để quá lâu bên ngoài rồi mới uống vì như vậy sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng có trong nước cam. Đặc biệt là vitamin C.
Những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy. Cần lưu ý khi uống nước cam nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
Lợi ích của nước cam
Nước cam tươi có chứa flavonoid và các chất chống oxy, đây là những dưỡng chất cực kì có lợi cho sức khỏe. Không những vậy, hàm lượng vitamin C dồi dào trong nước cam giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, giảm cân. Cải thiện sức khỏe mắt và ngăn ngừa sỏi thận.
Ngoài ra, trong cam tươi còn chứa các hợp chất limonoid giúp cơ thể kháng lại những căn bệnh về ung thư miệng. Giàu chất xơ có tác dụng ngăn ngừa viêm loét dạ dày và khó tiêu. Bởi lý do đó nên không có gì lạ khi người ta cho rằng cam là nguồn dinh dưỡng dồi dào và vô cùng an toàn
Nước cam và những thời điểm không nên uống
Như đã đề cập ở trên, không nên uống nước cam trước khi đi ngủ và sau khi đã vệ sinh răng miệng. Vậy còn trường hợp nào không nên uống nước cam nữa không?
Khi đang dùng thuốc kháng sinh
Đây là một sai lầm. Nước cam chứa nhiều axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc kháng sinh. Từ đó giảm tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, trong cam còn có chất tương tự narigin. Gây cản trở quá trình hoạt hóa của các loại men vận chuyển thuốc.
Bạn nên uống nước cam sau khi đã điều trị kháng sinh để bồi bổ và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Khi đang ăn hải sản
Phần lớn hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent độc hại. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể. Nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể.
Khi vào cơ thể, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide. Hay còn gọi là thạch tín, gây ngộ độc cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Khi đang đói bụng
Nhiều người chỉ nghĩ uống nước cam là tốt mà dùng tùy tiện. Việc đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày. Nhất là khi chúng ta đang đói bụng. Đối với người đã mắc bệnh về dạ dày. Nước cam gần như không nên có trong thực đơn. Nó sẽ gây tăng axit trong dạ dày và gây ợ nóng. Khiến viêm loét thêm trầm trọng.
Trước và sau khi uống sữa
Bạn cần tránh uống nước cam ngay trước và sau khi uống sữa. Protein của sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam. Gây ra hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy.
Ngay sau khi ăn no
Khi vừa ăn no, dạ dày phải hoạt động hết công suất để tiêu hóa thức ăn. Uống một ly nước cam trong thời điểm này khiến chức năng hoạt động của dạ dày thêm áp lực, gây tức bụng, khó chịu.