Gừng chữa giãn tĩnh mạch
Gừng chữa giãn tĩnh mạch hoặc giảm đau các tĩnh mạch bị giãn, chống phù nề, bổ sung các vitamin cần thiết cho quá trình trao đổi chất, giúp bệnh lý thuyên giảm sau 1 tháng uống nước gừng đều đặn.
Để sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch, bạn cắt gừng tươi thành từng miếng bỏ vào ly nước sôi ngâm 10 phút, thêm 2 – 3 giọt mật ong nguyên chất, khuấy đều rồi uống 2 lần/ngày.

Một số công thức dùng gừng chữa tĩnh mạch phổ biến
Dùng gừng chữa giãn tĩnh mạch bằng cách pha với nước uống
Nguyên liệu chuẩn bị gồm: gừng tươi, mật ong và nước sôi. Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch và thái gừng ra từng miếng nhỏ và mỏng.
- Bước 2: Cho gừng vào nước sôi, ngâm khoảng 10 phút hoặc đun trên bếp từ 3 đến 5 phút.
- Bước 3: Thêm vài giọt mật ong vào ly, khuấy đều và thưởng thức
Bạn có thể dùng gừng chữa giãn tĩnh mạch bằng cách pha với nước uống một ngày hai lần. Bên cạnh việc sử dụng gừng tươi, bạn có thể thay thế bằng bột gừng trong bữa ăn hằng ngày của gia đình.
Dùng gừng với giấm táo và yến mạch
Thành phần cho một công thức dùng gừng để chữa giãn tĩnh mạch với giấm táo và yến mạch bao gồm: nửa cốc gừng xay, nửa cốc giấm táo, nửa cốc yến mạch, một cốc nước. Cách làm:
- Bước 1: Cho yến mạch vào nước và để sôi ít nhất 10 phút.
- Bước 2: Sau đó cho các nguyên liệu còn lại vào yến mạch và trộn đều.
- Bước 3: Đắp hỗn hợp lên chân trong 15 phút.
Dùng gừng để chườm nóng có công dụng chữa giãn tĩnh mạch
Một số người không quen với mùi cay nồng của gừng, vì vậy công thức dùng gừng trị giãn tĩnh mạch sẽ là một lựa chọn thay thế tốt:
Chuẩn bị: gừng, khăn sạch. Cách làm:
- Bước 1: Lấy 100 g gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ và giã đến khi gừng nát.
- Bước 2: Đun sôi gừng đã được giã nát
- Bước 3: Chườm gừng lên những vùng bị giãn tĩnh mạch.
Bạn nên dùng gừng cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch bằng cách chườm nóng từ 2-3 lần/ngày. Bạn cũng có thể ngâm chân với nước ấm từ gừng vào mỗi tối trước khi ngủ, kết hợp với phương pháp chườm nóng với gừng chữa giãn tĩnh mạch.
Kết hợp dùng gừng với dầu oliu để massage
Với cách dùng gừng chữa giãn tĩnh mạch, bạn cần chuẩn bị: gừng tươi, dầu oliu, bông gòn, khăn sạch. Các bước thực hiện:
- Bước 1: Gừng mua về rửa sạch, thái lát nhỏ và mỏng để dễ xay nhuyễn.
- Bước 2: Lọc gừng đã xay quay rây để lấy nước cốt.
- Bước 3: Trộn 4 muỗng dầu oliu với 2 muỗng nước cốt gừng.
- Bước 4: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị giãn tĩnh mạch.
- Bước 5: Dùng bông gòn thấm với hỗn hợp dầu oliu và nước cốt gừng.
- Bước 6: Thoa đều và massage lên da khoảng 5 – 10 phút.
- Bước 7: Lấy khăn sạch lau sơ vùng da sau khoảng 30 phút.
Nếu kiên trì thực hiện cách dùng gừng trị giãn tĩnh mạch này một ngày hai lần trong vòng một tháng, bạn có thể thấy tình trạng của mình sẽ thuyên giảm.
Một số lưu ý trị giãn tĩnh mạch bằng gừng hiệu quả
Trị giãn tĩnh mạch bằng gừng là một trong các phương pháp đơn giản mà chúng ta có thể dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên để có thể mang lại nhiều hiệu quả cần kiên trì thực hiện, để tránh gây ra những biến chứng xấu, mọi người cần lưu ý một số điều sau:
- Tránh sử dụng sau khi phẫu thuật
- Đối với bệnh nhân sau khi phẫu thuật trong vòng hai tuần không nên dùng gừng vì trong gừng có chứa hoạt chất có thể làm loãng máu.
- Sử dụng đúng liều lượng. Bạn nên sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn, nếu quá lạm dụng sẽ có thể dẫn đến sự “phản tác dụng” đấy. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai chỉ được dùng tối đa 1000mg gừng/ ngày.
- Những đối tượng cần cân nhắc khi sử dụng. Bệnh nhân bị sỏi mật cần cân nhắc việc sử dụng gừng chữa giãn tĩnh mạch. Tốt nhất cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tất cả mọi người đều nên tham khảo ý kiến bác sĩ với tình trạng sức khỏe cá nhân trước khi sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà. Không nên tự ý sử dụng tránh để lại hậu quả xấu cho sức khỏe của bản thân.
Bên cạnh đó bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ bổ sung các chất dinh dưỡng tốt. Kết hợp với một thói quen sinh hoạt tốt và nghỉ ngơi hợp lý. Nên nhớ rằng đây là phương pháp giúp giảm các triệu chứng của bệnh lý chứ không phải là phương pháp điều trị. Vì vậy bạn theo dõi tình trạng bệnh lý và đến bệnh viện. Để có những biện pháp với những trường hợp nặng.