Hoa hồi ngâm rượu có tác dụng gì?
Hoa hồi ngâm rượu là phương thuốc chữa đau nhức xương khớp cực kỳ hiệu nghiệm. Sau đây liệt kê cụ thể hơn cho câu hỏi hoa hồi ngâm rượu có tác dụng gì?
- Rượu hoa hồi chữa đau nhức xương khớp.
- Rượu hoa hồi trị hôi miệng.
- Trị mẩn ngứa trên cơ thể
- Trị đau bụng, đầy hơi chướng bụng
Rượu hoa hồi là một loại rượu được ngâm từ thảo dược (hoa hồi), dùng để xoa bóp chữa tê bì chân tay, đau nhức xương khớp, trị hôi miệng, mẩn ngứa,… cách làm rượu hoa hồi đòi hỏi rất tỉ mẩn. Cẩn thận trong từng khâu mới đảm bảo được rượu hoa hồi có công dụng tốt nhất.

Công dụng chữa bệnh của hoa hồi ngâm rượu
- Thứ nhất chữa đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, chỉ cần thoa rượu hoa hồi lên chỗ đau nhức rồi massage vùng đó, rượu sẽ phát huy tác dụng trong vòng 5 – 10 phút, cảm giác đau nhức sẽ giảm rõ rệt.
- Thứ hai, trị hôi miệng, dùng khoảng ½ chén rượu xúc miệng ngày 2 lần sau bữa ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, chứng hôi miệng của bạn sẽ được đẩy lùi nhanh chóng. Cần sử dụng đều đặn hằng ngày. Chú ý, khi sử dụng nếu có tác dụng phụ như nôn mửa, đỏ mặt, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh cần dừng ngay và đi khám bác sĩ.
- Trị mẩn ngứa trên cơ thể, lấy một lượng rượu đủ dùng ra một cái chén và dùng tăm bông chấm lên vùng bị mẩn ngứa. Chứng mẩn ngứa sẽ bị đẩy lùi nhanh chóng. Không được bôi lên vùng mắt hoặc các vùng nhạy cảm.
- Theo quan niệm của Đông y “thông bất thống, thống bất thông”. Có nghĩa khi cơ thể đau ốm là do kinh mạch chưa lưu thông, khí huyết bị ứ trệ dẫn đến đau nhức, khi hóa giải sẽ không đau nữa.
- Theo nguyên lý đó, các cụ ngày xưa đã biết dùng hoa hồi để làm cho cho khí độc tại vùng đau nhức tan biến. Khi bị đau nhức xương khớp chỉ cần dùng rượu ngâm hoa hồi để xoa bóp vùng đau nhức.
- Hoa hồi ngâm rượu còn có thể hóa giải các chứng về đường tiêu hóa. Ví như: đau bụng, đầy hơi chướng bụng. Theo khoa học, trong hoa hồi có tính diệt khuẩn cực cao. Khi dùng rượu ngâm hoa hồi sẽ giải trừ các triệu chứng trên.
Cách làm hoa hồi ngâm rượu
Chọn nguyên liệu
- Để đảm bảo rượu tinh hồi có tác dụng tốt nhất, khâu lựa chọn nguyên liệu là khâu quan trọng nhất, sự tỉ mẩn, cẩn thận sẽ giúp cho bạn thành công khi ngâm rượu hoa hồi. Đối với lựa chọn hoa hồi, thời gian thu hoạch hoa hồi là 8 – 9 giờ sáng. Đây là thời điểm vàng mà lượng dầu trong hồi chứa trong quả nhiều nhất.
- Sau khi đã thu hoạch hoa hồi, việc tiếp theo cần làm đó là phơi hoa hồi. Khuyến khích việc sấy khô bởi khi sấy sẽ giúp hoa hồi không mất màu, không bị gãy, dập tránh ảnh hưởng tới chất lượng rượu hồi. Xong công đoạn phơi sấy, cần lựa chọn hoa hồi thêm lần nữa. Loại bỏ những hoa dập, gãy, những hoa xấu, không đều nhau.
- Loại rượu dùng để ngâm cũng phải lựa chọn. Tuân thủ đúng quy tắc của ngâm rượu với thảo mộc. Lựa chọn loại rượu trắng, có nồng độ cồn 50-60 độ. Bởi với nồng độ này sẽ đủ giết chết các vi sinh vật tồn tại trong hoa hồi. Hơn nữa, với nồng độ cao như thế này sẽ giúp các thành phần từ hoa hồi được chiết xuất ra triệt để.
- Đối với tỉ lệ ngâm giữa hoa hồi và rượu cũng phải tuân theo tỉ lệ tính toán nhất định. Thường thì ngâm theo tỉ lệ 1:10. Tức là cứ 1kg hoa hồi ngâm với 10l rượu. Một số loại thảo dược khác có tính hấp thụ nước nhiều nên điều chỉnh tăng lượng rượu. Nhưng đối với hoa hồi có chất rắn, kém hút nước. Vì vậy tỉ lệ đó là hợp lí.
Cách ngâm rượu hoa hồi
- Chuẩn bị một chiếc bình thủy tinh cỡ lớn, nếu không có thì có thể dùng chum, vại rửa sạch, có nắp đậy kín. Hoa hồi 1kg, rượu 10 lít đã chuẩn bị ở trên, cho hoa hồi vào dụng cụ chứa sau đó đổ rượu vào.
- Chú ý: khi ngâm rượu hoa hồi cần phải đậy nắp kín. Tốt nhất là sử dụng chum hoặc vại bằng sành, sứ để ngâm rượu hoa hồi.
- Với từng loại thảo dược và nồng độ rượu thì ngâm với thời gian khác nhau. Đối với rượu ngâm hoa hồi này, thời gian lí tưởng để có thể sử dụng là 1-2 tháng có thể đem ra sử dụng được. Càng ngâm lâu thì càng thơm và càng chiết xuất được những thành phần từ hoa hồi.
- Tuy nhiên, với thời gian ngâm lâu cần phải bảo quản cẩn thận, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Tránh sự xâm nhập từ vi khuẩn bên ngoài. Sẽ gây ra tác dụng phụ đặc biệt khi dùng để uống: nôn mửa, tổn thương dạ dày, đường ruột, gan,…
- Nên chia nhỏ rượu ra các bình nhỏ khoảng từ 1-2 lít để sử dụng dần và bảo quản tốt hơn. Hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn.