Kỹ thuật cắt tỉa cây nguyệt quế
Kỹ thuật cắt tỉa cây nguyệt quế đối với cành hay nhánh thực hiện thường xuyên bình quân 1 tháng/1 lần vào mùa mưa và 2 tháng/1 lần vào mùa nắng. Thông thường nên kết hợp công tác cắt tỉa cành nhánh với việc định hình tạo dáng cho cây. Trường hợp đơn giản nhất là tạo dáng tán cây hình tròn hay hình tháp.
Với kỹ thuật cắt tỉa cây nguyệt quế đúng kỹ thuật và kết hợp tưới nước, phun phân Ka-li Ni-trát (KNO3) 1 tuần 1 lần và thực hiện 1- 2 lần sẽ giúp cây nguyệt quế sinh trưởng tốt.

Cách trồng cây nguyệt quế mới bứng
Cách trồng cây nguyệt quế mới bứng, trồng cây con: Chọn cây có lá xanh tốt, lá không bị sâu, bầu đất không bị vỡ và đang trong thời kỳ sinh trưởng tốt. Để cây vào chậu hay hố và lấp đất hình mâm xôi. Lưu ý phải để rễ cây được thẳng và không được làm vỡ bầu đất.
Cách trồng cây nguyệt quế đơn giản tại nhà
Để trồng một bụi nguyệt quế, bạn hãy chọn một cái chậu cho nó. Càng lớn thì bụi càng mọc cao. Sẽ tốt nếu nồi được làm bằng đất sét hoặc gốm sứ. Vật liệu tự nhiên sẽ cho phép rễ thở. Dưới đáy cần có lỗ để nước thừa chảy ra ngoài và không bị đọng lại.
Đặt một rãnh thoát nước dưới đáy chậu và phủ lên trên bằng đất trung tính, đa năng. Bổ sung phân hữu cơ. Cẩn thận đặt các chồi non có bộ rễ vào đất và rắc đất lên. Sau khi cấy ghép, đặt chậu nguyệt quế ở vị trí thích hợp có ánh sáng xung quanh hoặc bóng râm một phần. Không đặt nó dưới ánh nắng trực tiếp.
Cách chăm sóc cây nguyệt quế
Đất trồng
Cách trồng cây nguyệt quế hiệu quả là nên lựa chọn đúng loại đất mà cây cần. Đó là đất pha thịt, thông thoáng và màu mỡ, độ pH = 5 – 7. Có thể trộn đất hỗn hợp như sau: đất phù xa + sơ dừa + mùn trấu + phân chuồng theo tỉ lệ 2:1:1.
Sau một thời gian trồng cây, đất sẽ hết chất dinh dưỡng, trở nên cằn cỗi. Lúc này ta cũng cần phải thay đất hoặc sang chậu cho cây. Biểu hiện của đất cằn cỗi, hết chất là cây kém tươi, bắt đầu nhuốm vàng, dễ bệnh, nhiều rễ con lồi lên mặt đất. Thời gian thay chậu thích hợp là khoảng 3-4 tháng/lần.
Bỏ đi một ít đất cũ và thay bằng đất mới và tưới nước ướt đất. Chúng ta cần sang cây vào chậu lớn vào mùa xuân. Cắt bỏ bớt phần rễ lớn và rễ con đã quá già, để lại phần rễ non, bộ rễ phải gọn gàng. Cắt tỉa những cành, nhánh cây mọc không đúng và sửa sao cho cây theo ý mình trước khi cho vào chậu mới.
Nước
Cây hoa nguyệt quế thích ẩm. Bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây, trung bình 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều muộn.
Nhiệt độ
Nguyệt quế là cây vùng nhiệt đới, phát triển mạnh trong khoảng nhiệt độ 23-29oC. Nếu nhiệt độ quá 39oC hoặc dưới 13o C, cây sẽ ngừng sinh trưởng. Vào mùa hè nắng nóng hay mùa đông rét mướt, bạn nên che chắn cho cây cẩn thận.
Ánh sáng
Cây hoa nguyệt quế hàng rào không thích ánh sáng trực tiếp. Bạn nên trồng chúng ở dưới bóng râm hay cạnh cửa sổ. Tuy thế, bạn vẫn nên cho cây đón ánh sáng lúc sáng sớm và chiều muộn để cây có thể sinh trưởng tốt.
Bón phân
Sau khi trồng cây, bón thúc cho cây với tần suất khoảng 2 tháng một lần. Bạn có thể dùng phân vi sinh, phân trùn quế hay NPK (20:20:15) để bổ sung dinh dưỡng và khoáng cho cây. Không bón vào gốc cây mà phải bón cách gốc từ 10 đến 15 cm để tránh cây bị cháy rễ..
Ý nghĩa phong thủy của cây nguyệt quế
Cây không chỉ được trồng để trang trí mà còn như thần hộ mệnh, có thể xua đuổi tà ma, điềm xấu trong cuộc sống cho gia chủ. Bên cạnh đó, từ xa xưa trong các cuộc thi đấu Olympic hay Pthia người Hy Lạp đã dùng lá nguyệt quế hoặc hoa của cây nguyệt quế làm vòng tặng thưởng đội đầu cho những người chiến thắng. Vì vậy cây còn mang đến ý nghĩa là biểu tượng của may mắn, thành công trong học tập, công việc cũng như cuộc sống.