Lá khổ qua rừng có tác dụng gì?
Nguồn tham khảo: https://www.mdpi.com/1420-3049/21/4/454
Ngoài sử dụng trái thì lá khổ qua rừng cũng rất được ưa chuộng vì để làm những bài thuốc dân gian trị nhiều bệnh rất hiệu quả. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về Lá khổ qua rừng có tác dụng gì?
Lá khổ qua rừng được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như đái dắt, đái tháo đường, bệnh tả, bệnh đường hô hấp và bệnh lở loét ngoài da. Ngoài ra từ thời xưa nó cũng được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh như tiểu đường, kiết lỵ, thấp khớp và bệnh gút, bệnh do vi rút, bệnh đường hô hấp,… Các nghiên cứu đã chỉ ra hoạt tính giúp hạ đường huyết có trong lá khổ qua rừng tương đương với tolbutamide (thuốc uống hạ đường huyết dạng uống chứa kali thế hệ đầu tiên thuộc nhóm sulfonylurea).
Một số bài thuốc từ lá khổ qua rừng
Bệnh tiểu đường
Đun sôi hai ly nước với sáu thìa lá khổ qua rừng đã cắt nhỏ trong khoảng 15 phút. Đừng đậy nắp. Để nguội bớt rồi lọc lấy nước. Chia nước lá khổ qua đã nấu thành 3 phần, mỗi bữa một phần.Nước sắc lá có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 và giữ lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định.
Trĩ
Lấy lá khổ qua rừng tươi đem nghiền nát rồi đắp lên búi trĩ.
Bệnh tả và tiêu chảy
Nghiền rồi vắt lấy 10 đến 15 ml nước lá khổ qua rừng. Uống vào có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy và bệnh tả.
Hen suyễn, cảm lạnh thông thường, viêm phế quản, viêm họng
Trộn hỗn hợp lá khổ qua rừng với lượng lá đinh lăng với tỉ lệ bằng nhau (1:1) nghiền lấy nước rồi pha với mật ong vào mỗi buổi sáng. Nó được sử dụng để ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp.
Viêm khớp
Uống 10 đến 15 ml nước ép của lá khổ qua rừng rất hữu ích cho bệnh viêm khớp.
Ký sinh trùng đường ruột, sởi, thủy đậu, viêm phổi
Sử dụng từ 10 đến 15 ml có tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng, hỗ trợ điều trị sởi, thủy đậu và viêm phổi..
Nhọt, bỏng và phát ban trên da và cảm giác bỏng rát ở bàn tay và bàn chân
Dùng bột khổ qua rừng hoặc nước ép lá khổ qua rừng bôi tại chỗ lên các vùng da bị bệnh giúp giảm tình trạng ngứa rát.

Lưu ý khi dùng lá khổ qua rừng
- Tránh sử dụng nó trong thời kỳ mang thai vì nó kích thích co bóp tử cung dẫn đến sảy thai.
- Trà làm bằng lá khổ qua rừng làm tăng tốc độ co bóp và ảnh hưởng đến tim. Nên sử dụng với liều lượng vừa phải.
- Uống quá nhiều lá khổ qua rừng sẽ gây nôn mửa, đi ngoài phân lỏng.
Cách làm món canh đọt khổ qua rừng tôm thẻ
Cách chọn lá khổ qua rừng
- Đọt khổ qua rừng là phần ngọn và lá non của cây khổ qua rừng. Nên chọn những đọt còn tươi, lá có màu xanh non, không bị héo hay dập nát, sâu bệnh,… để chế biến món ăn ngon hơn.
- Lưu ý rằng lá khổ qua rừng thường rất nhỏ, vì vậy nếu lá có kích thước quá to là giống khổ qua nhà, ăn sẽ không ngon bằng.
Cách làm
Nguyên liệu:
- Đọt khổ qua rừng 200g
- Tôm thẻ nhỏ 150g
- Hành lá
- 1 muỗng canh bột năng
- Nước mắm
- Tiêu
- Gia vị thông dụng
Cách chế biến
Sơ chế:
- Để đọt khổ qua không bị chát, bạn nên rửa đọt khổ qua rừng với nước muối pha loãng và bóp nhẹ để ra bớt chất chát.
- Tôm mua về bỏ vỏ và chỉ lưng, rửa thật sạch thịt tôm rồi băm nhuyễn. Nên chọn tôm thẻ còn tươi, màu trắng đục, đầu và thân còn dính với nhau, không nên mua rôm bị xòe đuôi vì có thể bị tiêm các hóa chất làm đầy.
- Cho phần đầu hành vào tôm đã băm nhuyễn, cho vào đó 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê tiêu sọ giã bể, 1 muỗng cà phê bột năng và trộn đều.
Thực hiện
- Cho vào nồi 1.2 lít nước và đun sôi. Khi nước sôi, bạn dùng muỗng cà phê múc từng phần tôm cho vào nồi.
- Giảm nhỏ lửa và nêm vào 1/4 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh nước mắm và khuấy đều.
- Sau khi nước sôi lại, bạn cho hết đọt khổ qua rừng vào và tắt lửa ngay.
- Cho canh ra tô thêm hành lá là có thể thưởng thức.