Măng khô loại nào ngon nhất?

Măng khô loại nào ngon nhất?

Măng khô loại ngon nhất là măng mai và măng nứa khô được bà con đồng bào dân tộc khai thác và chế biến hoàn toàn theo công thức thủ công. Thời điểm khai thác măng là từ tháng 7 tháng 8 hàng năm, sau đó trải qua các công đoạn sơ chế, luộc, phơi khô tự nhiên. Cuối cùng cho ra thành phẩm măng khô sạch, an toàn với chất lượng đảm bảo.

Các cây loại tre, nứa, giang… Đều cùng một họ, và trước khi trưởng thành chúng đều phải phải triển từ cây non (gọi chung là măng). Măng mọc lên từ giống cây nào sẽ gọi theo tên của giống cây đó.

Măng mai khô

Măng mai khô được làm từ những củ măng mai non. Măng mai sau khi lấy từ rừng về sẽ được người dân sơ chế (bóc vỏ, luộc chín, thái miếng có độ dày vừa phải). Sau đó, mang mang phơi nắng tự nhiên cho thật khô để măng vẫn giữ được hương vị thơm, ngon ngọt của măng củ.

Măng khô loại nào ngon nhất?
Măng khô loại nào ngon nhất?

Măng nứa khô

Măng nứa khô là loại măng lấy từ mầm măng non của các cây nứa. Măng nứa được làm hoàn toàn thủ công, do bà con dân tộc đi hái về, gọt vỏ, thái mỏng, rồi phơi khô. Măng là một loại thực phẩm phổ biến chế biến nhiều món ăn ngon. Món canh măng nứa khô được nhiều người yêu thích. Nhất là trong những mâm cỗ ngày lễ Tết vì nó không chỉ thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng. Do được làm từ thủ công nên măng mai nứa không có chất bảo quản, đảm bảo an toàn.

Măng nứa tép khô

Măng nứa tép khô là mầm non cây của nứa tép rừng. Loại thực phẩm này dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau, rất nhiều người ưa thích. Sản phẩm được chính tay bà con dân tộc thu hái từ rừng nứa tép của các tỉnh vùng núi phía Bắc. Do được làm hoàn toàn thủ công nên loại măng này đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Vì không có lưu huỳnh và bất cứ hóa chất nào.

Măng hốc

Măng hốc khô hay còn gọi là măng tre khô là thành phẩm từ những búp măng non được bẻ từ những bụi tre. Măng được chính tay người dân hái về, bỏ bớt lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch luộc trong 2 giờ. Tiếp đến, họ sẽ xẻ nhỏ, để ráo nước rồi đem đi phơi nắng 4 ngày thật kỹ sao cho măng được khô, đến khi có màu sắc vàng rộm tự nhiên.

Măng giang khô

Măng giang khô gần giống với măng trúc nên nhiều người thường bị nhầm lẫn. Tuy nhiên so với cây trúc thì cây giang ngắn hơn. Khi bổ ra, bên trong măng giang sẽ có nhiều khoang hơn. Đặc biệt, khi bóc măng chúng ta sẽ thấy măng có màu xanh, ăn rất giòn.

Măng khô có mấy loại?

Phân loại theo hình dạng thì măng có 3 loại chính là măng lưỡi lợn, măng rối khô và măng lá.

Măng lưỡi lợn Tây Bắc

  • Màu sắc tự nhiên: Măng lưỡi lợn có hình dáng như chiếc lưỡi lợn, tròn, dày mình chứ không mỏng, dài. Măng lưỡi lợn khô tự nhiên có màu vàng nâu hoặc màu phổ phách, đường vân rõ và tỉ mỉ. Măng không có màu sắc bóng loáng, khác thường như bị ngâm hóa chất. Măng cũng không xuất hiện các vết lốm đốm mốc hỏng do được phơi khô và bảo quản nghiêm ngặt.
  • Thớ thịt dày, ít xơ và giòn ngọt: Nhắc tới măng lưỡi lợn khô Tây Bắc thì không thể không kể đến vị ngọt, giòn vừa phải nên khi ăn không cảm thấy ngán. Vì thế mà dù giá măng lưỡi lợn khô Tây Bắc có cao hơn các loại thực phẩm khác thì vẫn được nhiều người ưa chuộng đến vậy.
  • Mùi thơm dễ chịu, tự nhiên của măng: Mở túi măng lưỡi lợn khô Tây Bắc có mùi thơm dễ chịu, tự nhiên của măng. Không có mùi hắc, ngai ngái, khét của măng bị tẩm lưu huỳnh.
  • Có thành phần dinh dưỡng cao: Theo các chuyên gia, măng lưỡi lợn được trồng ở vùng núi cao, khí hậu ôn hòa như Sơn La, Điện Biên… Thường có hàm lượng chất dinh dưỡng vô cùng phong phú, giàu vitamin B1, B2, B3, C; Mg, photpho, chất xơ… Có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người.
  • Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, măng lưỡi lợn Tây Bắc thành phần có nhiều loại chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Cứ 100g măng có chứa tới 4,1g protid. Protid chứa trong măng có tới 16 loại acid amin quan trọng với sự trao đổi chất cơ thể như: photpho, vitamin B1, B2, B3, vitamin C, Lipid…

Măng rối

  • Măng rối Tây Bắc còn có tên gọi khác là măng rối khô. Dòng này có xuất xứ từ các huyện của tỉnh Sơn La. Nổi bật nhất phải kể tới như Mộc Châu, Mai Sơn, Yên Châu,… Măng rối là loại măng khô xé nhỏ, chế biến từ những búp măng rừng tinh sạch.
  • Thông qua quá trình sơ chế cầu kỳ (gọt, ngâm rửa, luộc và phơi nắng). Sẽ tạo ra được một loại thực phẩm thơm ngon. Loại măng này có độ dai, giòn hiếm có nên được nhiều người yêu thích.
  • Măng được chế biến từ những búp măng rừng tinh sạch. Thông qua quá trình gọt, ngâm rửa, luộc và phơi nắng cầu kỳ, loại này có độ dai, giòn hiếm có.
  • Măng rối xào với thịt gà, lòng gà, làm canh,.. Được rất nhiều thực khách sành ăn yêu chuộng. Món ngon kể trên cũng ưu ái xuất hiện ở nhiều bữa tiệc cũng như trong các dịp lễ tết.

Măng lá

  • Măng lá khô là phần ngọn của cây măng tươi, được chế biến hoàn toàn theo phương pháp thủ công. Sản phẩm được phơi khô bằng ánh nắng mặt trời, không hóa chất bảo quản.
  • Măng lá có mùi thơm tự nhiên, trọng lượng nhẹ do được phơi nắng, phù hợp để nấu các món cỗ, hoặc sử dụng trong gia đình hàng ngày.