Nấm rơm chứa bao nhiêu calo?
Nguồn tham khảo: https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/168582/nutrients
Trong 100g nấm rơm tươi có chứa khoảng 32 calo. Ngoài ra trong 100g nấm rơm còn chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể như:
- Chất đạm: 3,83g
- Chất béo: 0,68g
- Tro: 0,97g
- Carbohydrate: 4,64g
- Chất xơ: 2,5g
Và một số khoáng chất như:
- Canxi: 10 mg
- Sắt: 1,43 mg
- Magie: 7 mg
- Phốt pho: 61 mg
- Kali: 78 mg
- Natri: 384 mg
- Kẽm: 0,67 mg
- Đồng: 0,133 mg
- Mangan: 0,098 mg
- Selen: 15,2 µg
Ngoài ra trong nấm rơm còn chứa nhiều vitamin A, nhóm B và C có lợi cho hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.
Ăn nấm rơm có tăng cân không?
Như đã phân tích ở trên, trong 100g nấm rơm chỉ chứa khoảng 32 calo. Vì vậy, bạn có thể sử dụng nấm rơm mà không lo bị tăng cân. Nhưng bạn nên lưu ý rằng thói quen sinh hoạt, ăn uống và nhu cầu calo nạp vào ở thể của mỗi người là khác nhau. Nó phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như tuổi, chiều cao, cân nặng hiện tại, mức độ hoạt động, quá trình trao đổi chất và một số yếu tố khác.
Vì vậy, không phải cứ ăn nấm rơm là không tăng cân mà còn phụ thuộc vào lượng calo có trong những loại thực phẩm khi kết hợp với nó. Nấm rơm ít calo nhưng nếu bạn kết hợp với những thực phẩm giàu calo thì vẫn sẽ gây ra tình trạng béo phì. Bạn nên xây dựng một thực đơn khoa học từ nấm rơm và biết cách kiểm soát calo của các thực phẩm đi kèm để có một bữa ăn thật ngon miệng mà không vượt quá lượng calo cần thiết. Bạn có thể tham khảo sản phẩm nấm rơm khô LAS để chế biến ra nhiều món ăn vừa ngon lại ít calo tốt cho sức khỏe.
Tác dụng của nấm rơm đối với sức khỏe
Giảm sự phát triển của các gốc tự do
Selen và ergothioneine có trong nấm rơm có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do là nguyên nhân gây ra những tổn thương tế bào, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, ergothioneine còn có tác dụng làm giảm nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn,… hỗ trợ chữa lành các vết thương và vết loét.
Ngăn chặn sự phát triển các tế bào ung thư
Nguồn tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4213788/
Beta-glucan và axit linoleic có trong nấm rơm có tác dụng ức chế sự phát triển các tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Beta-glucan cũng là hợp chất được dùng nhiều để hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ung thư vú khi kết hợp với các liệu pháp điều trị ung thư.
Tốt cho sự phát triển xương
Nấm rơm là thực phẩm giàu vitamin D và canxi chỉ đứng sau gan và dầu cá, tốt cho việc duy trì một hệ xương chắc khỏe và làm giảm nguy cơ loãng xương. Vì cơ thể chúng ta không sản xuất canxi một cách tự nhiên nên bổ sung nấm rơm vào chế độ ăn uống là một giải pháp hữu hiệu để bổ xung canxi cho cơ thể.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Ngoài chứa ít calo, nấm rơm còn có nồng độ cholesterol thấp cùng với hàm lượng kali cao nên rất tốt cho mạch máu, điều hòa nhịp tim ổn định và làm giảm lượng cholesterol trong máu giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Tốt cho bệnh tiểu đường
Nguồn tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2663451/
Trong nấm rơm chứa các insulin tự nhiên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra nó còn kích thích sản sinh ra lượng insulin cần thiết cho cơ thể giúp ngăn ngừa và cải thiện các biến chứng nhiễm trùng vết thương do bệnh tiểu đường gây ra.
Beta glucan có trong nấm rơm còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và làm chậm quá trình hấp thụ đường, kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể sau mỗi bữa ăn.