Tác dụng của cây mật nhân đối với phụ nữ là gì?
Cây mật nhân có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe sinh sản của phụ nữ bằng cách tăng cường sản xuất estrogen và progesterone, hai hormone quan trọng cho quá trình phụ nữ sinh sản. Tác dụng của cây mật nhân đối với phụ nữ là gì? Cây mật nhân còn có tác dụng chống oxy hóa, tốt với phụ nữ khí hư huyết kém, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến lão hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể của phụ nữ.
Cây mật nhân có tác dụng tăng cường sinh lý cho nam giới, người bị ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, dùng làm thuốc bổ, chữa lỵ, tiêu chảy. Lá mật nhân còn được dùng để nấu nước tắm trị ghẻ, lở ngứa.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng cây mật nhân, phụ nữ nên tìm kiếm ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Để đảm bảo rằng việc sử dụng loại thực vật này là an toàn và phù hợp với sức khỏe của mình.
Công dụng của cây mật nhân
Cây mật nhân có tác dụng gì? Theo Y Học Cổ Truyền, cây mật nhân được xem là một loại cây có tính mát và vị đắng không độc. Được xếp vào nhóm kinh Thận và Can. Các nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng vỏ cây mật nhân chứa một số chất quan trọng như urycomalacton (chất gây đắng) và nhiều hoạt chất khác như camopesterol, quasin, 2,6-dimetoxybenzoquinon. Bsitorol, alcaloid (10-dimethoxycanthin, carbolin), triterpen (piscidinol A, niloticin, hyspidron), quassinoid (eurycomalacton, longilacton, 15-β-dihydroxyklaineanon)….
Dựa vào các thành phần hoạt chất trên, cây mật nhân có những công dụng quan trọng đối với sức khỏe và điều trị bệnh như sau:
- Kích thích cơ thể nam giới tự nhiên tăng cường tiết hormone sinh dục, giúp cải thiện chức năng sinh lý nam giới, hỗ trợ giảm triệu chứng xuất tinh sớm, yếu sinh lý, liệt dương; tăng cường ham muốn và cải thiện chất lượng tinh trùng.
- Điều trị các rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh và kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.
- Điều trị tiêu chảy và kiết lỵ.
- Chữa trị bệnh ghẻ lở, chàm, mẩn ngứa ở trẻ em.
- Có tác dụng kích thích tiêu hóa và giúp cải thiện vấn đề ăn uống.
- Có khả năng chống lại và tiêu diệt ký sinh trùng gây sốt xuất huyết và sốt rét.
- Giảm nhức mỏi tay chân và xương khớp.
- Có tác dụng tẩy giun.
- Giúp giải rượu.
Liều dùng và cách sử dụng cây mật nhân trong điều trị bệnh
Bên cạnh việc trả lời câu hỏi “Mật nhân có tác dụng gì?” thì cũng có câu hỏi về liều dùng và cách sử dụng cây mật nhân trong điều trị bệnh. Liều lượng và cách sử dụng dược liệu này có thể khác nhau và có thể được chế biến thành thuốc ngâm rượu, nước sắc, thuốc ngâm sáp mật ong, cao hoặc viên nén. Dưới đây là cách chế biến dược liệu thành các dạng bào chế cụ thể:
Sắc lấy nước dùng
Dược liệu mật nhân được cắt thành từng đoạn nhỏ và hãm cùng với nước sôi. Sau đó dùng uống thay nước trà. Liều lượng mỗi lần dùng khoảng 15g và có thể tăng liều khi cần.
Tán thành bột mịn
Dược liệu được tán thành bột mịn. Sau đó thêm một ít nước ấm hoặc mật để tạo thành viên tròn. Liều lượng mỗi lần dùng khoảng 6 – 10g dược liệu đã được sơ chế.
Chế thành cao
Dược liệu mật nhân được thái nhỏ thành sợi. Sau đó tán thành bột mịn, thêm mật ong để tạo thành dạng sệt và đem nấu ở 55 độ. Cao dược liệu sau khi nấu để nguội và để trong tủ lạnh. Sử dụng 1 thìa cà phê cho mỗi lần dùng.
Ngâm với sáp mật ong
Sử dụng một lượng dược liệu mật nhân đã được thái mỏng, kết hợp với một ít sáp mật ong để ngâm trong một lượng rượu trắng vừa đủ. Thời gian ngâm từ 30 – 40 ngày là có thể sử dụng.
Ngâm rượu
Rễ cây mật nhân được rửa sạch, sau đó thái mỏng và phơi nắng cho đến khi khô và héo dần, sau đó ngâm trong một ít rượu. Để giảm vị đắng của urycomalacton, có thể ngâm cùng với một ít hạt chuối phơi khô và táo mèo. Thời gian ngâm khoảng 1 tháng là có thể sử dụng.