Tắm cỏ mần trầu có tác dụng gì?
Tắm cỏ mần trầu đem lại nhiều tác dụng tốt cho làn da, đặc biệt là làn da trẻ nhỏ. Trẻ bị vàng da, viêm da thì có thể sử dụng cỏ mần trầu để tắm hoặc uống để cài thiện tình trạng. Tắm cỏ mần trầu còn giúp chị em phụ nữ có làn da mịn màng. Gội đầu bằng nước cỏ mần trầu giúp tóc suôn mượt, chắc khỏe. Sau đây sẽ là những phân tích cụ thể hơn cho câu hỏi tắm cỏ mần trầu có tác dụng gì?

Dùng cỏ mần trầu tắm cho trẻ có tốt không?
Trong dân gian, mẹo sử dụng cỏ mần trầu tắm cho trẻ được biết đến nhiều. Vậy dùng cỏ mần trầu tắm cho trẻ sơ sinh có tốt không?
Được biết, dùng cỏ mần trầu để tắm cho trẻ là biện pháp đem lại hiệu quả trong việc điều trị vàng da hay viêm da cho trẻ. Tắm cho trẻ bằng cỏ mần trầu được áp dụng bằng cách. Lấy 70g cỏ mần trầu và sắc lấy nước rồi pha tắm cho trẻ. Đối với trẻ bị rôm sảy hay mẩn ngứa và nổi ban đỏ thì mẹ cần lấy cỏ tươi. Giã lấy nước 120ml nước sau đó pha với nước ấm rồi cho trẻ tắm. Tuy nhiên, vẫn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ Đông y trước khi mẹ quyết định sử dụng loại cỏ này để tắm cho trẻ.
Lưu ý khi sử dụng cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu được biết đem lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên, để cỏ mần trầu chỉ đem lại hiệu quả tốt mà không gây hại hay ảnh hưởng tới sức khoẻ, cần biết đến một số lưu ý giúp bạn sử dụng hiệu quả loại cỏ này dưới đây:
- Trước khi sử dụng cỏ mần trầu cần chú ý trong việc làm sạch nguyên liệu trước khi sử dụng loại cỏ này. Bởi vì, đây là loại cỏ mọc ven đường nên rất khó có thể tránh khỏi bụi bẩn hay rác thải. Nếu không rửa sạch có thể gây ra nhiều phản ứng không tốt khi sử dụng loại cỏ này trong việc điều trị bệnh.
- Bản chất, hầu hết các bài thuốc từ cỏ mần trầu, rễ hay lá của loại cỏ này đều được biết đến là các mẹo dân gian và điều trị tại nhà. Do đó, khi sử dụng tuyệt đối không áp dụng đối với người mắc bệnh mãn tính hoặc khi xảy ra các biến chứng.
- Đặc biệt quan trọng, cần chú ý tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của các bác sĩ chuyên môn trước khi quyết định hay tiến hành áp dụng loại cỏ này để điều trị bệnh đối với người có cơ địa nhạy cảm nay đối với trẻ nhỏ.
- Chưa kể, các mẹo dân gian cần sử dụng trong thời gian nhất định. Người bệnh muốn điều trị bằng cỏ mần trầu cần kiên trì. Áp dụng liều lượng đầy đủ và tuyệt đối không lạm dụng khi điều trị cỏ mần trầu quá lâu hay tự ý bỏ dở liệu trình đang điều trị.
Cách sử dụng cỏ mần trầu
Liều dùng cỏ mần trầu từ 16-20g khô hoặc 40-100g tươi, dạng thuốc sắc hay hoàn. Thường dùng phối hợp với các vị khác. Sau đây là một số bài thuốc có mần trầu:
Chữa tăng huyết áp: dùng cây tươi 500g, rửa sạch, giã nát, thêm 1 lít nước đun sôi để nguội. Lọc qua vải và vắt lấy nước cốt, thêm ít đường cho đủ ngọt. Uống 2 lần, sáng và chiều.
- Phòng viêm màng não truyền nhiễm: cỏ mần trầu 30g sắc uống trong ngày. Uống liền 3 ngày, nghỉ 10 ngày, sau đó lại uống tiếp 3 ngày nữa.
- Chữa viêm da, vàng da: cỏ mần trầu tươi 60g, rễ cây tổ kén đực (một loài cây dó) 30g. Sắc uống.
- Chữa thấp nhiệt, hoàng đản: cỏ mần trầu tươi 60g, sơn chi ma 30g. Sắc uống.
- Chữa viêm tinh hoàn: cỏ mần trầu 60g, cùi vải 10 cái. Sắc uống.
- Chữa cảm, sốt nóng, người mẩn đỏ, tiểu tiện vàng ít: cỏ mần trầu 16g, cỏ tranh 16g. Sắc uống.
- Chữa sốt cao co giật, hôn mê: cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600ml nước, còn 400ml, thêm ít muối, cho uống nhiều lần trong 12 giờ.
Mần trầu trong toa thuốc căn bản: cỏ tranh 8g, rau má 8g, cỏ mực 8g, cam thảo đất 8g, ké đầu ngựa 8g, mần trầu 8g, gừng tươi 2g, củ sả 4g, vỏ quýt 4g. Trong đơn, mần trầu có tác dụng giải độc, an thai, thanh nhiệt.