Tắm lá khổ qua rừng có tác dụng gì?
Nguồn tham khảo: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0308814608002793
Khổ qua rừng là bài thuốc được ưa chuộng trong Đông y, các bộ phận từ quả, hạt, lá, dây leo và rễ đều có thể sử dụng để làm thuốc rất hiệu quả. Trong đó, phần lá khổ qua rừng với tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm rất tốt để nấu nước tắm trị các bệnh về da liễu.
Tắm lá khổ qua rừng tắm có tác dụng loại bỏ tình trạng ghẻ ngứa ở người lớn và rôm sảy, mụn nhọt ở trẻ nhỏ. Trong lá có chứa các chất như momordicin, cucurbitacin, một ѕố glуcoѕideѕ ᴠà hợp chất terpenoid có khả năng chống lại virus, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn trên da. Đồng thời, giúp kiểm soát, đẩy lùi các loại bệnh về da rất hiệu quả. Các nhà khoa học đã nghiên cứu ᴠà chỉ ra rằng, các hợp chất này có khả năng chống lại ᴠiruѕ herpeѕ ѕimpleх (virus gây bệnh sởi ở trẻ em). Các chất chiết xuất có trong lá khổ qua rừng hoạt động như chất điều hòa miễn dịch và cũng có thể hoạt động như chất chống viêm hiệu quả.
Cách nấu nước tắm từ lá khổ qua rừng
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá khổ qua rừng tươi hoặc bột khổ qua rừng
- 2 lít nước sạch
Sơ chế:
Rửa sạch lá khổ qua rừng để loại bỏ tạp chất. Nếu dùng cho trẻ nhỏ cần rửa thật thật sạch qua nhiều nước để đảm bảo chất lượng nước tắm. Vì da là phần rất nhạy cảm ở người, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Thực hiện:
- Lá khổ qua sau khi rửa sạch, cho vào nồi nấu với 2 lít nước đã được đun sôi. Để sôi tầm 5 phút là có thể tắt bếp.
- Pha phần nước thu được mới nước lạnh cho đến khi đủ ấm để tắm. Không nên để nước quá nóng hoặc quá lạnh, vì có thể gây bỏng da và làm tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn.
- Nếu không tìm được lá khổ qua rừng bạn có thể thay thể bằng bột khổ qua rừng của Las Vietnam, chỉ cần lấy lượng bột vừa đủ hòa với nước ấm là có thể tắm cho bé.
- Khi tắm dùng phần xác lá khổ qua rừng massage nhẹ nhàng trên da để các chiết xuất có trong lá thẩm thấu vào da dễ hơn.

Một lưu ý khi tắm lá khổ qua rừng
- Nếu sử dụng để tắm cho em bé thì bạn nên chọn mua lá khổ qua rừng có nguồn gốc rõ ràng, lá tươi, không dập nát sâu bệnh. Chọn những nơi bán uy tín, không sử dụng thuốc trừ sâu vì làn da em bé rất dễ mẫn cảm, tốt nhất là nên sử dụng lá khổ qua rừng nhà trồng để yên tâm về chất lượng.
- Lá mua về nên ngâm nước muối và rửa sạch nhiều lần bằng nước sạch.
- Đặc biệt lưu ý nếu trên da bị trầy xước hoặc các vết thương hở thì tuyệt đối không tắm bằng lá khổ qua rừng hay các loại lá nào khác.
- Tránh việc chà xát quá mạnh làm trầy xước, tổn thương vùng da bệnh.
Cách làm trà từ lá khổ qua rừng
Ngoài dùng để nấu nước tắm điều trị một số bệnh da liễu, lá khổ qua rừng còn được dùng làm trà uống giải nhiệt, mát gan và thải độc cơ thể.
Cách làm:
- Lá khổ qua rừng tươi sau khi mua về ngâm nước muối và xả lại nhiều nước để loại bỏ tạp chất và côn trùng có trong lá.
- Để ráo rồi xắt nhỏ lá nhỏ để phơi mau khô.
- Lá sau khi cắt mang đi phơi cho đến khi khô hoàn toàn, dùng tay bóp vào lá thấy giòn là có mang đi sử dụng.
Cách pha trà lá khổ qua rừng:
Cho từ 1-2 muỗng lá trà vào ấm, đun sôi từ 5-10 phút. Lọc bỏ phần xác lá và sử dụng.
Công dụng:
Trà làm từ lá khổ qua tốt cho người lớn tuổi trong việc cải thiện giấc ngủ, các thành phần có trong lá còn có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa ung thư, tốt cho bệnh tiểu đường, tim mạch, ngăn ngừa lão hóa giúp bạn có một làn da đẹp và khỏe mạnh,…
Lưu ý:
- Không dùng cho trẻ nhỏ, người dị ứng với các thành phần có trong khổ qua rừng, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người có tiền sử bị hạ đường huyết vì có thể gây ra một tác dụng phụ không mong muốn.
- Có thể dùng 2-3 ly/ngày, không nên dùng quá thường xuyên hoặc quá nhiều vì khổ qua rừng có tính mát nếu uống nhiều có thể bị lạnh bụng, đi ngoài.
- Không nên dùng vào ban đêm vì gây ra hiện tượng tiểu đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và chức năng của thận.