Nội dung bài viết
Trồng bí đao có bấm ngọn không?
Trồng bí đao thì nên bấm ngọn. Bởi vì trong quá trình bí đao phát triển, đặc biệt là bí đao leo giàn, nếu muốn cây bí đao có nhiều nhánh và cho ra nhiều quả hơn, chúng ta cần phải bấm ngọn, tỉa lá để giúp cây ra nhiều đọt non núp trong nách lá. Nếu không bấm ngọn và tỉa lá thì khi cây phát triển cây sẽ khó đậu quả, những quả đậu rồi cũng có thể bị vàng và hỏng. Vì vậy trồng bí đao rất cần bấm ngọn và tỉa lá.

Hướng dẫn cách bấm ngọn bí đao
Cách bấm ngọn bí đao có thể được thực hiện trong 2 đến 3 lần khác nhau:
- Lần 1: Khi cây bí đao dài khoảng 1,5 mét, bạn có thể bấm ngọn chính. Hãy nhớ không bấm ngọn quá gần đầu cây, hãy để khoảng cách 15 – 20 cm. Tỉa bớt các nhánh nhỏ trên thân cây, chỉ để lại khoảng 3 – 4 nhánh mạnh để tạo thành giàn cây.
- Lần 2: Sau khi bấm ngọn lần 1, các nhánh con trên thân cây sẽ phát triển và bắt đầu mang quả. Khi bạn thấy rằng các nhánh con này có khoảng 5 – 7 quả, đủ lớn bằng ngón tay, hãy bấm ngọn lần 2. Bấm ngọn lần này giúp ngăn chặn sự phát triển thêm của nhánh đó, tập trung sức mạnh vào việc nuôi dưỡng quả. Nếu không bấm ngọn, nhánh đó sẽ tiếp tục phát triển nhánh mới và gây ảnh hưởng đến sự đậu quả, với các quả có thể thiếu dinh dưỡng hoặc bị thui chột.
- Lần 3 (tuỳ chọn): Thường thì chỉ cần bấm ngọn bí đao 2 lần là đủ. Sau khi bấm ngọn lần 2. Cây bí đao sẽ phát triển bình thường mà không cần bấm ngọn lần thứ 3. Tuy nhiên, nếu bạn có giàn bí đao rộng và muốn tiếp tục bấm ngọn lần 3. Hãy áp dụng cách làm giống như lần 2. Khi nhánh có khoảng 5 – 7 quả, hãy bấm ngọn.
Tóm lại, bấm ngọn bí đao lần 1 để tạo giàn cây và bấm ngọn lần 2 để tập trung dinh dưỡng vào quả. Bấm ngọn lần 3 chỉ cần thực hiện nếu bạn muốn và có giàn bí đao rộng.
Các biện pháp phòng bệnh cho cây bí đao
Trước khi trồng cần phơi ải đất và bón voi cho đất khoảng 250kg/ha
- Bón lót phân chuồng ủ trộn Trichoderma
- Lên luống cao để thoát nước triệt để
- Trồng đúng mật độ, thường xuyên tỉa bớt lá già cho ruộng thông thoáng
- Cần bón phân cân đối không bón nhiều đạm đơn
Cách tỉa lá bí đao đúng chuẩn
Khi ngắt đọt bí đao, cần tỉa bớt lá ở gốc và lá trên giàn để cây có sự phát triển tốt hơn và tập trung dinh dưỡng vào quả. Sau khi ngắt đọt lần 1. Hãy cắt bớt một số lá già ở gốc cây. Khi ngắt đọt lần 2, hãy tỉa bớt lá ở phần trên giàn để tạo không gian thoáng để lá cây có thể quang hợp tốt hơn và dinh dưỡng được cung cấp tốt hơn cho quả. Nếu lá quá dày, sẽ che khuất ánh sáng và khiến cây tập trung vào sự phát triển thân lá. Làm giảm tỉ lệ đậu quả và quả có thể bị chót.
Ngoài cách bấm ngọn bí đao đã được đề cập. Còn có nhiều cách khác cũng mang lại hiệu quả tốt. Một cách khác là bấm ngọn khi cây có 4 lá thật và đạt chiều dài khoảng 20 – 30 cm. Khoảng 1 tuần sau. Cây sẽ mọc nhánh. Hãy tỉa nhánh chỉ để lại 2 nhánh con mạnh nhất để phát triển thành giàn. Cách này cũng có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả cao.
Tóm lại, khi bấm ngọn bí đao, hãy tỉa bớt lá ở gốc và lá trên giàn để cây phát triển tốt hơn và tập trung dinh dưỡng vào quả. Việc tạo không gian thoáng để lá cây có thể quang hợp tốt và ngăn ngừa sự phát triển quá mức của lá cũng rất quan trọng. Ngoài cách bấm ngọn đã nêu, còn có nhiều phương pháp khác có thể áp dụng tùy theo tình trạng và mong muốn của mỗi người trồng cây.