Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không?
Uống lá thuốc dòi nhiều không tốt. Do cây thuốc dòi có công dụng làm mát phế vị, thông tiện, lợi tiểu nên trong nhiều trường hợp có thể làm mất đi sự cân bằng điện giải của cơ thể. Bên cạnh đó, cây thuốc dòi có tác dụng giúp thanh nhiệt cơ thể, đối với những người có cơ địa tính hàn hay còn gọi là thân nhiệt thấp sẽ rất dễ tạo ra các phản ứng đối nghịch nhau, không có lợi cho cơ thể khi sử dụng. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, không nên sử dụng thường xuyên và liên tục cây thuốc dòi. Bởi có thể làm tăng co cơ trơn tử cung, dễ ảnh hưởng đến thai nhi và thậm chí dẫn đến sảy thai.

Đối với người có cơ địa tính hàn
Cây thuốc dòi có tác dụng giúp thanh nhiệt cơ thể. Vì vậy, đối với những người có cơ địa tính hàn hay còn gọi là thấp nhiệt sẽ rất dễ tạo ra các phản ứng đối nghịch nhau. Không có lợi cho cơ thể khi sử dụng. Vậy nên, những người có thể hàn, thấp nhiệt cần chú ý liều lượng khi sử dụng cây thuốc dòi.
Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không – Có thể làm mất cân bằng khoáng chất
Do cây thuốc dòi có công dụng làm mát phế vị, thông tiện, lợi tiểu nên trong nhiều trường hợp có thể làm mất đi sự cân bằng điện giải của cơ thể, nhất là khi sử dụng quá nhiều. Điều này khiến cho việc hấp thụ các khoáng chất như: kali, natri… Sẽ bị giảm đi do đào thải nhiều qua nước tiểu.
Uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không – Đối với phụ nữ mang thai
Cây thuốc dòi là loại dược liệu có tính chất điều kinh. Cũng chính vì vậy mà phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng thường xuyên và liên tục cây thuốc dòi. Bởi có thể làm tăng co cơ trơn tử cung, dễ ảnh hưởng đến thai nhi và thậm chí là dẫn đến tình trạng sảy thai.
Trong các trường hợp bà bầu cần sử dụng loại thảo dược này, thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Nếu có xuất hiện bất kỳ biểu hiện lạ nào trong thời gian điều trị bằng thuốc này thì phải dừng sử dụng ngay và đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.
Bên cạnh đó, việc uống nhiều lá thuốc dòi còn có thể làm hạ huyết áp, hạ nhiệt và làm giảm hiệu quả của một số thuốc nếu dùng đồng thời cùng lúc. Chính vì vậy, có thể trả lời cho câu hỏi “uống lá thuốc dòi nhiều có tốt không” đó chính là “không”.
Những đối tượng nên sử dụng cây thuốc dòi
Sử dụng đúng đối tượng là một phải pháp quan trọng để hạn chế được những tác dụng không mong muốn của cây thuốc dòi. Những đối tượng sau được khuyên nên dùng loại thảo dược này theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện sức khỏe:
- Người đang bị các bệnh như ho lao, ho do cảm cúm, đau họng, viêm họng.
- Phụ nữ đang gặp phải tình trạng rong kinh.
- Người bệnh có các triệu chứng như: kiết lỵ, viêm ruột và viêm đường tiết niệu.
- Người đang bị các vấn đề về răng như nhức răng, sâu răng.
- Người đang bị đinh nhọt hoặc viêm lở loét.
Như vậy, tuy cây thuốc dòi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe lại dễ trồng và dễ sử dụng. Nhưng sử dụng hay uống thuốc lá dòi nhiều có tốt không thì câu trả lời là “không”. Vậy nên, bạn không nên tự ý sử dụng hay dùng quá nhiều để tránh những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe của bạn.
Bài thuốc từ cây thuốc dòi
Cây thuốc dòi được áp dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh của dân gian như sau:
- Bài thuốc chữa ho thường, đau họng: Phơi khô cây thuốc dòi. Sử dụng từ 10 – 20g thuốc dòi khô để sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc hỗ trợ trị ho lao: Lấy nhựa của cây thuốc dòi, chưng cách thủy với mật ong. Sau khi chưng, lấy nước thuốc để uống trong ngày. Mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần.
- Bài thuốc chữa mụn nhọt, máu bầm, viêm sưng vú: Rửa sạch cây thuốc dòi, để ráo nước. Lấy một lượng vừa đủ, giã nát và đắp lên vùng sưng đau.
- Món nước uống giải nhiệt, thanh lọc cơ thể: Sắc/nấu từ 10 – 20g cây thuốc dòi, lấy nước uống. Có thể kết hợp nấu cùng với râu bắp, lá mã đề, rễ tranh…
Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc dòi
Khi sử dụng lá thuốc dòi để chữa bệnh, người dùng cần lưu ý những điều sau:
- Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ lá thuốc dòi. Tùy vào cơ địa, thể trạng các bài thuốc dân gian có thể không phát huy tác dụng hoặc gây dị ứng cho bệnh nhân. Do đó, cần tuân thủ theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa.
- Nếu nấu nước cây thuốc dòi uống để giải nhiệt. Người dùng không nên lạm dụng bài thuốc này. Việc giải nhiệt, thanh lọc, lợi tiểu. Dẫn đến tình trạng cơ thể dễ bị mất chất điện giải, khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải.
- Phụ nữ có thai không nên thường xuyên dùng và dùng nhiều cây thuốc dòi. Loại dược liệu này có tính chất điều kinh, dễ gây sẩy thai.
- Trước khi dùng, bạn nên rửa sạch dược liệu để loại bỏ đất cát, các loại vi khuẩn bám trên thân cây, lá cây.
- Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, huyết áp thấp,… Nên hỏi ý kiến bác sĩ trường khi dùng thuốc.