Nội dung bài viết
Uống la tía to trước khi cho trẻ đi tiêm đúng cách
Uống lá tía tô trước khi cho trẻ đi tiêm đúng cách dễ nhớ mà bà mẹ nào cũng nên biết:
- Nấu nước lá tía tô lên, để nguội và người mẹ sẽ uống. Khoảng từ 3 đến 5 ngày trước khi bé tiêm phòng, mẹ sẽ sử dụng nước lá tía tô này thường xuyên và cho bé bú sữa. Lưu ý không nên thay thế nước lọc bằng lá tía tô này. Vẫn phải cung cấp đủ lượng nước lọc hằng ngày.
- Đối với những trẻ lớn hơn 1 tuổi thì cha mẹ có thể cho bé uống nước tía tô trực tiếp. Nhớ tham khảo ý kiến của chuyên gia và bác sĩ trước khi uống.
Uống lá tía tô trước khi cho trẻ đi tiêm đúng cách
Cách nấu nước lá tía tô trước khi tiêm phòng
Bên cạnh việc uống như thế nào thì việc nấu lá tía tô đúng chuẩn trước khi tiêm phòng cũng là một chủ đề nhiều bà mẹ quan tâm. Thực tế, cách nấu khá là nhanh và đơn giản thôi, nguyên liệu dễ tìm. Cùng thực hiện theo những bước sau:
Chuẩn bị khoảng 200gr lá tía tô, một nồi hoặc ấm để đun nước. Tiếp theo, tiến hành các bước nấu nước lá tía tô trước khi tiêm phòng cho bé như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, rửa sạch lá tía tô và để ráo nước.
- Bước 2: Nhặt lấy phần lá tía tô, có thể lấy luôn cả cây cắt khúc.
- Bước 3: Cho hết nguyên liệu vào ấm/nồi nấu. Thêm 500ml nước sạch.
- Bước 4: Tiến hành đun sôi nước và tắt bếp, đậy kín nắp để phần tinh chất của lá tía tô được tiết ra hoàn toàn.
- Bước 5: Chờ đến khi nguội là có thể uống được. Có thể uống ấm hoặc thêm đá lạnh tùy sở thích.
Những phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm phòng cho trẻ
- Đau, sưng đỏ tại chỗ tiêm
- Sốt với nhiệt độ thường trên 38 độ C
- Nôn mửa
- Khóc, cáu gắt
- Bú kém
Mẹ có nên uống nước nước lá tía tô trước khi tiêm phòng cho bé không?
Mặc dù bí quyết dân gian này được truyền tai nhau và cho là khá hiệu quả nhưng vẫn chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh rõ ràng. Do đó, trước khi áp dụng, mẹ nên cân nhắc và tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, chẳng hạn như hỏi ý kiến bác sĩ đông y hoặc tham khảo thêm từ những mẹ đã từng uống nước lá tía tô trước khi cho bé đi tiêm ngừa.
Ở lĩnh vực Đông y, theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền cho biết hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà có tác dụng sát khuẩn.
Do đó, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giúp giải cảm, trị sốt. Chính vì tía tô có giá trị rất cao về dược tính như vậy nên nhiều mẹ đã tin rằng nước lá tía tô có thể giúp bé giảm các triệu chứng khó chịu sau khi tiêm phòng.
Cách hạ sốt đơn giản tại nhà cho trẻ sau tiêm vắc-xin
Sau khi tiêm phòng vắc-xin, trẻ có thể bị sốt, khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Dưới đây là một số cách đơn giản tại nhà giúp trẻ hạ sốt sau khi tiêm phòng.
Lau người bằng nước ấm hạ sốt
Một cách đơn giản để hạ sốt cho trẻ là lau cơ thể bằng nước ấm. Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn nở mạch máu giúp làm mát cơ thể. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của trẻ giảm xuống bình thường (37°C). Thông thường, nhiệt độ sẽ giảm trong khoảng 30-45 phút.
Uống nhiều nước
Cách hạ sốt đơn giản nhất là cho trẻ uống nhiều nước. Khi trẻ bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao khiến trẻ bị mất nước. Để ngăn ngừa điều này, cha mẹ nên khuyến khích uống càng nhiều nước càng tốt.
Trẻ bị sốt thường không cảm thấy đói nên bạn không nên ép trẻ ăn mà thay vào đó bạn có thể dỗ trẻ uống sữa. Bé lớn hơn có thể ăn cháo, súp hoặc các món ăn lỏng. Những món ăn này đồng thời có thể cung cấp dinh dưỡng cho trẻ và cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
Khi trẻ bị sốt, phụ huynh không nên cho trẻ mặc quần áo dày sẽ khiến thân nhiệt tăng cao. Trong trường hợp trẻ bị sốt nhưng vẫn sinh hoạt bình thường và không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thì không cần thiết phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Chỉ cần mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát… Cũng có tác dụng làm mát và hạ sốt.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt (khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C) sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn.