Uống nước lá trầu không có hại không?

Uống nước lá trầu không có hại không?

Uống nước lá trầu không đúng cách sẽ không có hại. Không những vậy lá trầu không còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để trả lời câu hỏi uống nước lá trầu không có hại không? Sau đây là những công dụng được ghi nhận khi sử dụng vị thuốc này từ xưa đến nay bao gồm:

  • Chữa hàn thấp nhức mỏi, đau bụng, đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau.
  • Hen suyễn khi thời tiết thay đổi, đờm nhiều khó thở, cảm mạo, bỏng, mụn nhọt, hắc lào, mề đay, ghẻ ngứa, viêm quanh răng, viêm tai, viêm họng
  • Lá trầu không và gừng sống ép lấy nước uống chữa ho, khó thở, đầy bụng.
  • Súc miệng hàng ngày với nước có dịch chiết lá trầu không giúp phòng viêm họng. Hỗ trợ các thuốc trị bạch hầu.
  • Ở Ấn Độ, lá và tinh dầu loài cây này dùng điều trị các bệnh xuất tiết, bệnh phổi và làm thuốc đắp, thuốc súc miệng. Lá trầu không còn có trong thành phần của chế phẩm thuốc cổ truyền Ấn Độ cùng với một số dược liệu khác dùng để trị hen suyễn.
  • Tuy nhiên, không nên sử dụng dược liệu này cho phụ nữ có thai. Những đối tượng đặc biệt khác (trẻ em, người cao tuổi…) nếu muốn sử dụng hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.
    Uống nước lá trầu không có hại không?
    Uống nước lá trầu không có hại không?

Liều dùng thông thường của trầu không là bao nhiêu?

Liều thông thường là 8–16g lá trầu không một ngày, dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng ngoài, đắp lá tươi giã nát hoặc ngâm lá với nước để rửa vết loét, mẩn ngứa… Với liều lượng tùy ý.

Công dụng của lá trầu không với hệ tiêu hóa

Tác dụng cải thiện táo bón

Trong lá trầu có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể. Đồng thời khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày. Nhờ đó, chứng táo bón được xoa dịu đáng kể.

Khắc phục tình trạng khó tiêu

Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/36591931/

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, lá trầu không có khả năng cải thiện chuyển hóa trong cơ thể. Kích thích sự tuần hoàn bên trong ruột giúp hấp thu các khoáng chất và vitamin từ thức ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, lá trầu cũng có tác dụng kích thích với cơ vòng. Từ đó giúp loại bỏ chất thải dễ dàng hơn do cơ vòng hoạt động hiệu quả.

Hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng

Lá trầu là một trong những vị dược liệu có tác dụng kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả. Cơ chế hoạt động của dược liệu này là giữ cho tá tràng luôn an toàn trước sự tấn công của chất độc và các gốc tự do gây hại. Qua đó, lượng axit dạ dày được giữ ở mức cân bằng, làm dịu cảm giác đầy hơi, chướng bụng.

Tăng cảm giác đói

Không ít người bị rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng có cảm giác chán ăn. Nguyên nhân là do lượng pH trong dạ dày mất cân bằng khiến cho hormone tạo cảm giác đói không tiết ra. Trong khi đó, lá trầu có khả năng khôi phục và cân bằng nồng độ pH trong dạ dày. Từ đó, bạn sẽ cảm nhận được sự thèm ăn.

Một số bài thuốc thường dùng với lá trầu không

Trị đau nhức, cảm cúm

Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào rượu đánh cảm giảm đau nhức xương khớp, nhẹ đầu giảm các triệu chứng cảm cúm.

Chữa nước ăn chân

Lấy lá trầu không 8g, lá ráy 50g thái nhỏ, đổ ngập nước, đun sôi để nguội rồi ngâm chân. Hoặc  lấy một nắm lá trầu không đun sôi để nguội ngâm chân cũng rất hiệu nghiệm.

Chữa nhức đầu do thay đổi thời tiết

Lấy 5 lá trầu, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu.

Sát khuẩn vết thương

Khi bị thương, vắt nước trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại hoặc có thể lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương hàng ngày vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.

Chữa chứng ngứa, viêm nhiễm vùng kín

Lấy 1 nắm  lá trầu không vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước rồi ngồi xông vùng kín. Sau đó lấy nước lá trầu không để nguội, dùng rửa ngoài chống viêm, chống ngứa rất hiệu quả.

Chữa viêm họng

Khi viêm đau họng lấy 5 lá trầu không rửa sạch giã nát chắt lấy nước, thêm mật ong rồi ngậm có thể nuốt từ từ rất hiệu nghiệm.

Thông tia sữa

Sau khi sinh sản phụ cương sữa lấy lá trầu không hơ nóng áp vào bầu vú giúp sữa xuống nhanh giảm đau nhức. Hoặc có thể lấy lá trầu không tẩm một chút dầu gió áp vào bầu vú sẽ kích thích sữa chảy nhanh và tuần hoàn dòng sữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *