Xông sả gừng mỗi ngày có tốt không?
Nhiều người thắc mắc xông sả gừng mỗi ngày có tốt không? Thật ra chỉ những người có triệu chứng bệnh mới nên xông, không nên lạm dụng, tần suất tốt nhất là 1 lần/ngày.
Trường hợp cảm cúm chỉ cần xông một đến hai lần là được. Không nên xông nhiều lần gây mất nước. Những người ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, yếu mệt không nên xông. Không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở. Nếu gặp lạnh sẽ bít lại, không thoát được nước, dẫn đến máu huyết không lưu thông.
Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn… cần ngừng ngay. Lưu ý, các phương pháp này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh chứ không làm hết bệnh.
Cách xông hơi bằng sả gừng giải cảm
Trong dân gian, khi đun nước xông người ta thường sử dụng gừng kết hợp với sả, lá bưởi, lá chanh, hương nhu, bạc hà,… để tăng thêm tác dụng. Cho các nguyên liệu vào nồi, đổ nước khoảng 2/3 nồi rồi đun sôi trong khoảng 3-5 phút rồi tiến hành xông.
Cách xông hơi sả gừng giải cảm:
- Phòng xông cần đủ kín;
- Khi nồi nước xông chuẩn bị sôi thì bệnh nhân cởi bỏ quần áo ngoài. Người xông nên ngồi trên một mặt phẳng, ngẩng cao và đầu nghiêng sang một bên để tránh hơi nước nóng phả mạnh vào mặt;
- Đặt nồi nước xông trước mặt người bệnh. Sau đó trùm chăn kín, rồi người xông mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra một cách từ từ, sao cho độ nóng ở mức chịu đựng được;
- Trong quá trình xông, người bệnh nên hít sâu và thở mạnh để tinh dầu gừng, sả và các dược liệu khác có thể đi vào sâu trong phế nang;
- Thời gian xông hơi khoảng 10 – 15 phút mỗi lần;
- Sau khi xông xong, mở chăn ra, lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch. Nhớ mặc quần áo sạch;
- Đối với người già yếu, có bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể… cần phải có thêm một người ngồi phía sau giữ vai tránh cho người bệnh ngã.

Sau khi xông xong, người bệnh nên ăn một chén cháo giải cảm. Bằng cách nấu cháo trắng sau đó cho thêm lá tía tô, hành, tỏi xắt lát mỏng nhỏ, tiêu, gia vị vừa ăn, có thể cho thêm lòng đỏ trứng gà đánh đều. Ăn nóng sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe.
Một số lưu ý khi xông hơi bằng gừng giải cảm
Ngoài việc giải đáp thắc mắc xông sả gừng mỗi ngày có tốt không? Còn có một vài lưu ý sau. Chỉ nên xông hơi trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh. Nếu đã bị cảm nhiễm sâu vào bên trong. Lúc đó không nên xông hơi mà phải dùng các phương pháp điều trị thích hợp khác.
Không được áp dụng xông sả gừng trị cảm trong các trường hợp sau:
- Người ra nhiều mồ hôi, mất nước;
- Người bị mất máu nhiều;
- Người bị chóng mặt;
- Người già yếu lú lẫn;
- Người mắc bệnh ngoài da;
- Người bệnh nặng mới ốm dậy;
- Người bị bệnh cao huyết áp, tim mạch;
- Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi cũng không được xông.
Lợi ích của xông mũi bằng sả
Chống lại vi khuẩn có hại
Các tác giả của một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tinh dầu sả chanh có hiệu quả chống lại các chủng vi khuẩn có hại. Chúng là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn huyết đa kháng thuốc. Vì vậy, xông mũi bằng sả sẽ có tác dụng ức chế và diệt khuẩn. Nó nên được coi là một liệu pháp bổ trợ để chống lại các tình trạng không đáp ứng với kháng sinh đơn thuần.
Tiêu viêm
Xông mũi bằng tinh dầu sả còn giúp làm dịu các phản ứng viêm trong niêm mạc mũi và xoang. Cải thiện lượng dịch tiết và giảm tắc nghẽn đường hô hấp.
Chống nấm
Ngoài tác dụng kháng khuẩn, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tác dụng của tinh dầu sả còn là chống lại các loại nấm. Cho thấy tác dụng kháng nấm đầy hứa hẹn.
Cung cấp chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do có hại và stress oxy hóa trong cơ thể. Có thể giúp giảm viêm và kích ứng trong mũi và xoang.
Tạo điều kiện để thư giãn
Mùi hương của sả khi dùng xông mũi giúp cơ thể thư giãn tinh thần. Thậm chí còn giúp chữa đau đầu hiệu quả.
Lợi ích của xông mũi với gừng
Cải thiện các vấn đề liên quan đến đường hô hấp
Theo nghiên cứu sâu rộng, tinh dầu gừng có thể giúp chữa tất cả các vấn đề về đường hô hấp. Trên thực tế, nếu thỉnh thoảng bạn bị khó thở thì việc xông mũi họng bằng gừng có thể giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp. Ngoài ra, xông hơi với gừng cũng có thể giúp làm sạch chất nhầy bên trong cổ họng và phổi.
Tiêu viêm hiệu quả
Tình trạng viêm trong cơ thể là một phản ứng bình thường đối với chấn thương và dẫn đến việc chữa lành nhanh hơn. Đôi khi hệ thống miễn dịch có thể phản ứng quá mức. Chúng bắt đầu tấn công các mô khỏe mạnh xung quanh. Gây ra một lượng hóa chất gây viêm không lành mạnh và làm tổn thương mô.
Cụ thể ở đường hô hấp trên, các xoang và vòm họng bị viêm nhiễm quá mức sẽ dẫn đến nghẹt mũi, sổ mũi, khàn tiếng, ho kéo dài gây khó chịu, đặc biệt là tắc nghẽn đường thở. Hiện nay, tinh chất gừng là một trong những giải pháp xịt mũi kháng viêm tốt nhất được chị em tin dùng.
Giàu chất chống oxy hóa
Vì tinh dầu gừng rất giàu chất chống oxy hóa, thành phần này có thể ức chế quá trình oxy hóa trong cơ thể do các gốc tự do có hại gây ra. Theo đó, bằng cách ức chế quá trình oxy hóa trong cơ thể, dầu gừng có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.
Hạn chế stress, căng thẳng và lo âu
Tinh dầu gừng thường được sử dụng trong liệu pháp xông hơi qua đường mũi họng có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng mệt mỏi. Nó cũng có thể giúp giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo lắng.
Chỉ cần duy trì thói quen xông mũi họng bằng vài giọt dầu gừng hoặc thay thế bằng vài lát gừng tươi vào mỗi buổi tối trước khi ngủ cũng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
Ngoài việc sử dụng tinh dầu, ta còn có thể sử dụng gừng và sả thường xuyên trong bữa cơm gia đình. Tiện lợi nhất là dự trữ bột sả, bột gừng dùng dần trong nêm nếm cho món ăn thêm thơm ngon, tốt cho sức khỏe.