Nội dung bài viết
Đậu đen và đậu đỏ nấu chung được không?
Bạn không những có thể nấu hai loại đậu đen và đậu đỏ hoặc nấu những loại đậu khác chung với nhau. Vì các đậu đen và đậu đỏ không phải thực phẩm kiêng kỵ của nhau, bạn có thể nấu chung đậu đen và đậu đỏ để làm các món chè, bánh.

Tuy nhiên mỗi loại đậu có thời gian nấu chín khác nhau nên bạn nên có công thức và thời gian nấu hợp lý để khi nấu chung cả đậu đỏ và đậu đen được chín đều không bị sượng.
Tác dụng của đậu đỏ
Nguồn tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/35365946/
- Ngăn ngừa ung thư ruột kết: Chất xơ không tiêu hóa trong các loại đậu đóng một vai trò tích cực trong việc điều chỉnh sự phát triển của tế bào trong ruột kết, có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư ruột kết.
- Giảm cân: Trong 100g đậu đỏ chứa khoảng 25% lượng chất xơ được khuyến nghị hàng ngày của bạn. Thực phẩm giàu chất xơ thường gây no nhiều hơn, vì vậy bạn có nhiều khả năng cảm thấy no hơn và ăn ít hơn.
- Chắc khỏe xương: Trong đậu đỏ có chứa các khoáng chất như canxi, phốt pho, kali và magie giúp cho xương chắc khỏe và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
- Tốt cho bệnh tiểu đường: Chất xơ trong đậu đỏ giúp điều chỉnh hoạt động của các thụ thể insulin trong cơ thể để đảm bảo lượng đường trong máu trong máu duy trì ở mức bình thường.
- Trắng da: Tắm trắng bằng bột đậu đỏ giúp cho da dẻ mịn màng và trắng da.
Đậu đỏ có độc không?
Giống như tất cả các loại đậu, đậu đỏ là một loại thực phẩm giàu protein bổ dưỡng có nhiều lợi ích cho sức khỏe liên quan vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Tuy nhiên, nếu không nấu chín, chỉ 4-5 hạt đậu đỏ cũng có thể gây ra các triệu chứng nhiễm độc nặng và gây khó tiêu hóa như
- Buồn nôn cực độ
- Nôn mửa
- Bệnh tiêu chảy
- Đau bụng
Các triệu chứng thường không nghiêm trọng đến mức phải đến bệnh viện và phục hồi thường khá nhanh chóng,chỉ trong vòng vài giờ. Trong một số trường hợp hiếm hoi, trường hợp nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế.
Đậu đỏ sống hoặc nấu chín không đúng cách đều độc hại và cần tránh. Hơn nữa, những loại đậu này có chứa chất kháng dinh dưỡng và có thể gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy ở một số người. Ngay cả sau khi ngâm qua đêm, điều quan trọng là phải đun sôi đậu đỏ ở nhiệt độ cao để tiêu diệt độc tố có trong đậu. Để khử kích hoạt PHA, hãy đun sôi chúng trong ít nhất từ 10 đến 30 phút ở 100 độ C.
Trong đậu đỏ và các loại đậu đều có chứa lectin, chất này cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ ruột nhưng nó hoàn toàn không gây ra tác dụng nguy hiểm đối với sức khỏe.
Bánh mochi nhân đậu đỏ
Nguyên liệu
- Bột nếp mịn 100g
- Đậu đỏ 150g
- Dâu tây
- Nước 150ml
- Đường 20g
- Bột năng
- Nước cốt dừa
- Màu thực phẩm
- Vani
- Muối

Cách thực hiện
Đậu đỏ loại bỏ hạt bể, lép. Đem rửa sạch và ngâm từ 6-8 tiếng cho đậu nở và nấu nhanh chín hơn. Nếu không có nhiều thời gian bạn có thể ngâm đậu đỏ với nước ấm từ 2 đến 3 tiếng cho đậu đỏ mềm ra.
Đậu đỏ sau khi ngâm nở, vớt ra để ráo.
Cho đậu vào một cái nồi, cho nước cốt dừa vào nấu cho đậu thật chín. Khi đậu đã chín bạn tắt bếp để cho đậu đỏ nguội đi.
Bạn dùng máy xay sinh tố, máy xay cầm tay hoặc muỗng đẻ xay nghiền đậu cho nhuyễn đều được. Khi nghiền cho thêm vani, đường và một ít muối vào.
Đậu sau khi nghiền bạn cho lên chảo, cho vào chút dầu sên đến khi đậu khô không dính chảo là được.
Đậu sau khi sên bạn vo tròn thành các viên bằng nhau.
Bạn lấy 150ml nước lọc cho một ít màu thực phẩm vào và khuấy đều lên. Cuối cùng, bạn cho bột nếp và bột năng vào trộn đều và để khoảng 15 – 20 phút cho bột nở đều ra. Sau đó, bạn cho bột vào hấp trong khoảng 20 phút, lửa vừa cho bột chín đều. Hấp bột lần 1 xong, bạn nhấc bát bột ra, trộn đều với 1 – 1,5 bát con đường kính cho thật đều để vỏ bánh có được vị ngọt đặc trưng rồi lại cho bột vào hấp tiếp khoảng 20 phút nữa. Bột chín lấy ra để nguội.
Bạn lấy phần nhân bánh đã làm ra, nắn nhân bánh bọc lên dâu tây và lồng bột bánh lại với nhau. Nên chia bột bánh và nhân bánh theo tỷ lệ bằng nhau để hình dạng bánh Mochi đẹp hơn.
Cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2h cho bánh cứng lại là có thể lấy ra thưởng thức được.