Cách sử dụng bột lá cẩm túi lọc siêu tiện lợi
Quy trình sản xuất
Cây lá cẩm được thu hoạch cả cành, không quá già hay quá non, lá có màu xanh đậm.

Những cành lá cẩm được rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước để làm sạch các chất bẩn như đất cát và các vi sinh vật bám dính trên bề mặt lá, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tốt nhất.

Cành lá cẩm tím sau khi rửa sạch, được để ráo nước rồi cho vào máy để cắt khúc.


Xếp vào khay rồi cho vào lò sấy để tiến hành sấy khô lá cẩm tím.

Lá cẩm tím sau khi sấy khô vẫn giữ được màu và mùi thơm đặc trưng.

Lá cẩm sấy khô được nghiền thành bột rồi mang đi đóng gói.


Thành phần có trong bột lá cẩm tím:
- Không lẫn tạp chất
- Không chất bảo quản
- Không chất tạo màu
- Không chất tạo mùi
Mua bột lá cẩm tím nấu xôi ở đâu?
Để mua bột lá cẩm tím, quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
Công ty TNHH LAS Vietnam
Địa chỉ: 25 đường số 7, phường Tam Bình, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Số điện thoại: 0909.625.109
Email: [email protected]
Cây lá cẩm đỏ và lá cẩm tím
Lá cẩm đỏ hay còn được gọi là Chằm thủ với đặc điểm là lá có hình bầu dục, phần gốc lá thon dài và có màu xanh lá đậm. Lá và thân có nhiều lông tơ nhỏ, bề mặt lá không có màu trắng và dịch tiết ra có màu đỏ.

Còn đối với lá cẩm tím thì có 2 loại: Cẩm tím đậm, tím Huế hay còn gọi là Chằm khâu và cẩm tím hồng gọi là Chằm Lai.
Đối với cẩm tím Huế thì có lá hình bầu dục, gốc lá tròn hoặc thon màu xanh đậm. Khi sờ vào lá cảm giác được độ dày, ít lông tơ hơn so với lá cẩm đỏ. Những vệt đốm trắng xuất hiện dọc gân lá và dịch tiết ra có màu tím.

Cẩm tím hồng có lá tựa hình quả trứng, gốc lá tròn, có màu xanh nhạt. Khi dùng tay sờ vào phiến lá cảm nhận lá có độ mỏng. Tương tự như lá cẩm tím Huế, nó cũng có ít lông mao, những đốm trắng xuất hiện dọc gân lá. Bấm nhẹ vào lá thấy dịch tiết ra có màu tím hồng.
Về màu sắc khi đun lấy nước ban đầu mắt nhìn thấy lá cẩm tím và lá cẩm đỏ đều ra màu đỏ tương tự nhau nhưng khi ngâm gạo hay trộn bột sẽ cho màu khác nhau. Ngâm bằng lá cẩm đỏ thì nếp ngâm ra có màu đỏ và ngâm bằng cẩm tím thì ra màu tím.
Công dụng cây lá cẩm tím
Bột lá cẩm tím được ưa dùng để tạo màu thực phẩm cho các món ăn như xôi lá cẩm, xôi ngũ sắc, bánh tét, thạch rau câu, bánh dày, mứt dừa bột lá cẩm tím … rất hấp dẫn. Các món ăn dùng màu từ lá cẩm tím không chỉ có màu sắc bắt mắt mà còn an toàn với sức khỏe.
Cách nấu xôi lá cẩm đậu xanh
Nguyên liệu
- 500g gạo nếp ngon
- 150g đậu xanh tách vỏ
- 9g bột lá cẩm tím
- Nước cốt dừa
- Đường trắng
- 1 chút muối ăn, dầu ăn
Đồ xôi bằng chõ
Nếu đồ xôi bằng phương pháp truyền thống thì ngâm gạo từ 8-10 tiếng với nước lá cẩm. Để đỡ tốn thời gian tốt nhất là nên ngâm từ tối hôm qua đến sáng hôm sau lá có thể đem đi nấu rồi. Chuẩn bị phần nước lá cẩm bằng cách hòa bột lá cẩm tím vào nước sôi rồi lọc bỏ cặn, nhớ khi ngâm nên để phần nước lá cẩm ngập trên gạo nếp khoảng 3cm để chừa chỗ cho nếp nở đều.
Gạo nếp ngâm đủ thời gian thì vớt ra xóc với một ít muối để vị đậm đà hơn. Đổ gạo nếp vào chõ nấu xôi, bắc lên bếp đồ xôi cho đến khi xôi chín. Khi xôi đã chín, bạn rưới nước cốt dừa vào, dùng đũa đảo đều cho nước cốt dừa ngấm vào xôi rồi tiếp tục đồ trong 5 phút nữa thì tắt bếp. Đồ xôi bằng chõ thì xôi cho ra không bị nhão lại rất dẻo ngon.
Nấu xôi bằng nồi cơm điện
Gạo nếp vo sạch rồi đem ngâm ngập nước qua đêm, nếu không có thời gian thì có thể rút ngắn xuống ngâm 5-6 tiếng trong nước lạnh hoặc 2-3 tiếng trong nước nóng.
Bột lá cẩm tím hòa cùng nước sôi, khuấy để để 30 phút cho lá cẩm ra hết màu, rồi đem lọc qua rây loại bỏ cặn bã chỉ lấy phần nước màu tím.
Gạo sau khi ngâm đạt, vớt ra và rửa lại một nước nửa, rồi đem trộn với 1 chút muối và để nghỉ 5 phút.
Cho gạo nếp đã ngâm cùng với nước lá cẩm đã lọc vào nồi cơm điện, sao cho nước lá cẩm xăm xắp mặt nếp là được. Khi nồi cơm nhảy nút là nếp đã chín, lúc này bạn cho nước cốt dừa vào và xới đều tay để xôi ngấm đều nước cốt rồi bật nút nấu lại. Nồi cơm điện nhảy nút và chuyển sang chế độ hâm là xôi đã hoàn thành.
Nấu đậu xanh
Đậu xanh mua về vo sạch rồi ngâm với nước ấm khoảng 2 tiếng để cho đậu nở đều.
Trong lúc đợi xôi chín thì nấu đậu xanh. Đậu xanh ngâm nở thì đem vo sạch lại bằng nước rồi cho vào nồi nấu cùng 1 chút muối, nước ngập xăm xắp mặt đậu. Nên vặn lửa nhỏ và thường xuyên vớt bỏ lớp bọt nổi trên mặt đậu. Khi đậu xanh chín nở bung dùng vá để nghiền cho nhuyễn.
Sau đó bỏ phần đậu đã nghiền vào chảo chống dính và thêm một chút dầu ăn, đường, nước cốt dừa khuấy đều tay. Trong quá trình sên đậu chú ý vặn nhỏ lửa để đậu không bị cháy, sên đến khi nào thấy nặng tay, đậu dẻo sánh lại, khô ráo thì nhắc khỏi bếp để đậu nguội bớt.
Bày trí
Bạn có thể dùng khuôn để định hình cho xôi nhìn đẹp mắt hơn. Thoa một lớp dầu ăn thật mỏng vào khuôn để khi lấy ra không bị dính, đừng cho quá nhiều dầu làm xôi bị ngấy.
Cho một lớp đậu xanh làm lớp đầu tiên, tiếp đến xôi lá cấm vừa đồ vào, cứ như vậy làm 1 lớp đậu một lớp xôi, lớp cuối cùng là xôi lá cẩm. Ở mỗi lớp bạn nên ép thật chặt để xôi lên hình đẹp, không bị vỡ khi lấy ra khỏi khuôn. Lớp cuối cùng thì dùng tay nén chặt và mạnh tay hơn các lớp trước 1 chút. Để khoảng 1-2 phút rồi cho xôi ra khỏi khuôn là bạn đã có ngay một đĩa xôi lá cẩm vừa ngon miệng lại đẹp mặt rồi!
Cách trồng cây lá cẩm tím
Cây lá cẩm là loại cây ưa bóng, thích nghi ở nơi ẩm. Cây không chịu được úng và thường mọc ở ven rừng, núi đá vôi hay gần bờ suối. Vì vậy nếu muốn trồng cây lá cẩm ở nhà bạn nên tìm nơi có bóng râm mát, độ ẩm thích hợp, không bị tích tụ nước khi trời mưa để cây phát triển tốt nhất. Chọn nơi đất giàu dinh dưỡng, giàu mùn, tơi xốp, có độ ẩm cao và dễ thoát nước.
Cách trồng
- Trộn đất với xơ dừa, tro trấu, phân bón
- Chọn những cây sinh trưởng tốt, không mang mầm bệnh để tiến hành trồng. Nên chọn những cây con phát triển tốt, không sâu bọ, héo úa để dễ chăm sóc và năng suất cao hơn.
- Xúc đất vào bầu cho cây con và lấp phần gốc lại
Chăm sóc
Cẩm tím ưa ẩm nên bạn phải thường xuyên tưới nước, đặc biệt là ngày nắng nóng. Hàng ngày tưới cây vào buổi sáng và buổi chiều, còn nếu vào mùa mưa thì nên hạn chế lại. Khi cây bén rễ thì bón thúc. Cây được cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì lá sẽ nhanh tốt
Thu hoạch
Sau 30-40 ngày là bạn có thể thu hoạch được lá cẩm, nên thu hoạch lá không quá già cũng quá non thì khi chế biến mới ra màu đẹp. Đối với cây lá cẩm thì có thể thu hoạch nguyên cây hoặc chỉ chừa gốc khoảng 10 – 15 cm, phần gốc này sẽ tiếp tục ra lá thu hoạch cho vụ tiếp theo.